Đi xuất khẩu lao động có phải đặt cọc tiền không? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Đi xuất khẩu lao động có phải đặt cọc tiền không?

Đi xuất khẩu lao động có phải đặt cọc tiền không?

Đi xuất khẩu lao động có phải đặt cóc tiền không? Người lao động không đi xuất khẩu lao động có được nhận lại tiền cọc.

Đi xuất khẩu lao động có phải đặt cóc tiền không? Người lao động không đi xuất khẩu lao động có được nhận lại tiền cọc.


Tóm tắt câu hỏi:

Công ty cổ phần dịch vụ A (trụ sở chính tại số 10 phố X, quậnY,  thành phố H) là doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài. Ngày 14/6/2012, công ty A ký hợp đồng đưa anh B đi làm việc ở công ty X tại Nhật Bản thời hạn 3 năm. Hợp đồng có thỏa thuận anh B có trách nhiệm đặt cọc cho công ty A 10.000.000 USD. Quá trình làm việc tại Nhật Bản, anh B đã nhiều lần vi phạm hợp đồng lao động và đã bị nhắc nhở bằng văn bản. Ngày 20/4/2015 công ty X ( Nhật Bản) cho anh B về nước trước thời hạn vì lý do anh thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng. Cho rằng việc mình bị về nước trước thời hạn là không đúng, hơn nữa công ty phía bên Nhật Bản còn chưa trả lương tháng 4 cho anh nên anh muốn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết quyền lợi cho mình. Cho tôi hỏi việc công ty A yêu cầu anh B đặt cọc là đúng hay sai? Tại sao?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động 2012;

–  Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

2. LVN Group tư vấn:

Căn cứ Khoản 2 Mục V Bộ luật lao động 2012 quy định việc ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:

– Doanh nghiệp dịch vụ ký hợp đồng với người lao động ít nhất năm ngày trước khi người lao động xuất cảnh và chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ của người lao động;

– Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa).

Như vậy, công ty cổ phần dịch vụ A có chức năng đưa người lao động ra nước ngoài làm việc chỉ được thu tiền là các khoàn dịch vụ, môi giới.

Điều 20 “Bộ luật lao động 2019” những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao két, thực hiện hợp đồng lao động gồm:

– Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

di-xuat-khau-lao-dong-co-phai-dat-coc-tien-khong-di-xuat-khau-lao-dong-co-phai-dat-coc-tien-khong-

>>> LVN Group tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.0191

Công ty A yêu cầu người lao động đặt cọc 10 triệu USD là hành vi trái quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì hành vi buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, đồng thời phải buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của ngừi lao động cồng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com