Điểm mới cơ bản trong luật tổ chức chính quyền địa phương 2015. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
Điểm mới cơ bản trong luật tổ chức chính quyền địa phương 2015. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, ngày 19/6/2015 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương và có hiệu lực vào ngày 01/01/2016. So với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có một số quy định mới sau:
Thứ nhất, về kỹ thuật:
Bố cục Luật gồm 8 chương và 143 điều, tăng 2 chương và 3 điều so với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003:
Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh:
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định tại Điều 1: “Luật này quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính”. Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các chủ thể liên quan, như: Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân. Bổ sung một số quy định về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Thứ ba, về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương:
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định nguyên tắc tổ chức và họa động của chính quyền địa phương tại Điều 5 như sau:
“1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
3. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
4. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân”.
Đây là quy định mới, điều luật này bao quát từ việc tổ chức thực hiện, mục đích thực hiện nhiệm vụ của chính quyền, tổ chúc thực hiện và xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ, trong đó trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân được nêu rõ hơn trong tổ chức và hoạt động. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003, nguyên tắc tổ chức và hoạt động quy định trong văn bản luật, nhưng chưa quy định thành một điều luật trong cơ cấu tổ chức mà quy định một khoản trong cơ cấu tổ chức của các chủ thể.
Thứ tư, về cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương:
Theo Hiến pháp năm 2013 xác định: “1. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. 3. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó” (Điều 111). Quy định khái quát này là cơ sở để văn bản luật cụ thể phù hợp với chính quyền địa phương ở từng địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Trên cơ sở Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định chính quyền địa phương gồm: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (quy định tại các điều: Điều 16, Điều 23, Điều 30, Điều 44, Điều 37, Điều 51, Điều 58, Điều 65); trong cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân có Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân; bộ máy giúp việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
a) Hội đồng nhân dân: Theo Hiến pháp 2013, Điều 113 quy định: “1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. 2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Trên cơ sở Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định tại Khoản 1 Điều 6: “Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.
– Thường trực Hội đồng nhân dân: Thường trực Hội đồng nhân dân thành lập ở cả 3 cấp chính quyền địa phương: tỉnh, huyện, xã.
+ Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (khoản 2, Điều 18; khoản 2 Điều 39, Điều 53 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015).
+Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện có Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân (khoản 2 Điều 25, khoản 2 Điều 46, khoản 2 Điều 53 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015).
+ Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có Chủ tịch Hội đồng nhân dân và một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách (khoản 2 Điều 32, khoản 2 Điều 60, khoản 2 Điều 67 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015).
+ Tăng cường vai trò của Thường trực Hội đồng nhân dân “Thường trực Hội đồng nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần” (khoản 2 Điều 106). Đối với cấp xã khi có đơn yêu cầu có chữ ký của trên mười phần trăm tổng số cử tri trên địa bàn thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã khi có đơn yêu cầu có chữ ký của trên mười phần trăm tổng số cử tri trên địa bàn thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân bất thường (khoản 3 Điều 78 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015)
– Các Ban của Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban Pháp chế; Ban Kinh tế – Ngân sách; Ban Văn hóa- xã hội, nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban Dân tộc (khoản 3 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015); thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban Đô thị (khoản 3 Điều 39 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015).
+Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập Ban pháp chế, Ban Kinh tế – Xã hội, các Trưởng ban, Phó Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân hoạt động kiêm nhiệm (khoản 3 Điều 25; khoản 3 Điều 46; khoản 3 Điều 53 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015)
+Đối với Hội đồng nhân dân kiêm nhiệm (khoản 3 Điều 32, khoản 3 Điều 60, khoản 3 Điều 67 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015)
– Phê chuẩn kết quả bầu cử Hội đồng nhân dân: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban Hội đồng nhân dân, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ngay sau khi được bầu. Áp dụng phê chuẩn đối với các chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử như sau: Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” (khoản 5 Điều 53 Luật Tổ chức Quốc hội 2015). Thẩm quyền phê chuẩn các cấp như sau: “Kết quả bầu cử Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn; kết quả bầu cử Hội đồng nhân dân cấp dưới do Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên phê chuẩn” (khoản 6 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015).
– Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân: Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân tại Điều 7. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được quy định cụ thể mỗi cấp: Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh từ 50 đại biểu trở lên theo số dân, địa bàn nhưng không quá 95 đại biểu (khoản 1 Điều 18 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015), riêng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bầu 105 đại biểu Hội đồng nhân dân từ 30 đại biểu đến không quá 45 đại biểu (khoản 1 Điều 25; khoản 1 Điều 46; khoản 1 Điều 53 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015); Hội đồng nhân dân cấp xã từ 15 đến không quá 35 đại biểu (khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 60; khoản 1 Điều 67 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015)
b) Ủy ban nhân dân:
– Quy định về thành viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an để bảo đảm nguyên tắc làm việc tập thể của UBND bao quát đầu đủ các lĩnh vực chuyên môn, tạo điều kiện thực hiện việc giám sát của HĐND và lấy phiếu tín nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND và cơ quan quân sự, công an ở địa phương; quy định thành viên UBND cấp xã gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
– Quy định về số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp theo phân loại đon vị hành chính, cụ thể như sau:
+Đối ới cấp tỉnh: Thành phố Hà Nội và Thành phố HCM có không quá 05 Phó Chủ tịch UBND; các thành phố trực thuộc trung ương còn lại và các tỉnh loại I có không quá 04 Phó Chủ tịch UBND; tỉnh loại II và loại III có không quá 03 Phó Chủ tịch UBND.
+ Đối với cấp huyện: Loại I có không quá 03 Phó Chủ tịch UBND; loại II và loại III có không quá 02 Phó Chủ tịch UBND.
+ Đối với cấp xã: Loại I có không quá 02 Phó Chủ tịch UBND; loại II và loại III có 01 Phó Chủ tịch UBND.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191
– Quy định kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND do người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp phê chuẩn, trường hợp không phê chuẩn thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu HĐND tổ chức lại chức danh không được phê chuẩn. Riêng đối với chức danh ủy viên UBND không thực hiện việc phê chuẩn kết quả bầu cử như Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân 2003. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau khi được HĐND bầu.
– Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể UBND và Chủ tịch UBND theo hướng đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình và trong việc điều động, cách thức, đình chỉ chức vụ đối với Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp, chỉ định quyền Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND giữa hai kỳ họp HĐND.
– Quy định UBND cấp xã mỗi năm có trách nhiệm tổ chức ít nhất một lần hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân về tình hình hoạt động của UBND và những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân địa phương.
Ngoadi những điểm mới trên, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 còn sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể về tổ chức chính quyền địa phương trong trường hợp thay đổi địa giới đơn vị hành chính và các trường hợp đặc biệt khác để khắc phục những bất cập trong quá trình thực hiện Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân 2003.