Điều kiện công nhận cán bộ tiền khởi nghĩa

Điều kiện công nhận cán bộ tiền khởi nghĩa. Từng là Đảng bộ xã được bầu vào Uỷ ban khởi nghĩa xã vậy có phải là cán bộ tiền khởi nghĩa không?

Dieu-kien-cong-nhan-can-bo-tien-khoi-nghiaDieu-kien-cong-nhan-can-bo-tien-khoi-nghiaĐiều kiện công nhận cán bộ tiền khởi nghĩa. Từng là Đảng bộ xã được bầu vào Uỷ ban khởi nghĩa xã vậy có phải là cán bộ tiền khởi nghĩa không?


Tóm tắt câu hỏi:

Bố tôi đã mất ngày 16/8/1994, trong LSĐB xã đã ghi 18/8/1945 được bầu vào Uỷ ban khởi nghĩa xã, 22/8/1945 được bầu vào Uỷ ban các mạng lâm thời xã. Vậy đã đủ điều kiện công nhận cán bộ tiền khởi nghĩa chưa?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005 quy định

“1. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.”

Theo thông tin bạn đưa ra, bố bạn mất trong năm 1994. Trong lịch sử Đảng bộ ghi 18/8/1945 được bầu vào Ủy ban khởi nghĩa xã. Thời điểm có căn cứ xác nhận bắt đầu là từ tháng 8/1945.

Theo quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ – CP có quy định về căn cứ xác nhận người hoạt động cách mạng như sau:

Thứ nhất:  Người hoạt động cách mạng thoát ly là người đã tham gia trong các tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc cấp hành chính tương đương trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương (phụ lục) và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe).

Thứ hai: Người hoạt động cách mạng không thoát ly là người chỉ hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe), bao gồm:

+  Người đứng đầu tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc tương đương: Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm Việt Minh, Bí thư nông dân cứu quốc, Bí thư thanh niên cứu quốc, Bí thư phụ nữ cứu quốc;

+  Đội trưởng hoặc tổ trưởng, nhóm trưởng của đội, tổ, nhóm tự vệ chiến đấu, tuyên truyền giải phóng, thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc (ở địa phương nơi chưa hình thành tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã);

Dieu-kien-cong-nhan-can-bo-tien-khoi-nghiaDieu-kien-cong-nhan-can-bo-tien-khoi-nghia

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

+  Người được kết nạp vào tổ chức Việt Minh, sau đó được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở cách mạng;

+  Người tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau ngày khởi nghĩa đến ngày 31 tháng 8 năm 1945 đứng đầu một tổ chức cách mạng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.

Đây là những điều kiện xác nhận cán bộ tham gia hoạt động kháng chiến từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945. Bạn cần xem lại chính xác lịch xử Đảng bộ của bố bạn để xác định theo các điều kiện trên.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191  để được giải đáp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com