Điều kiện công nhận người có công với cách mạng? Hồ sơ, thủ tục và điều kiện công nhận người có công với cách mạng.
Điều kiện công nhận người có công với cách mạng? Hồ sơ, thủ tục và điều kiện công nhận người có công với cách mạng.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào LVN Group! Ba tôi tham gia cách mạng được tặng Huân chương kháng chiến hạng 2 năm 1985, đang hưởng chế độ hưu trí, huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, xin hỏi ba tôi có được công nhận người có công cách mạng không? Tôi phải làm hồ sơ như thế nào? Xin cảm ơn LVN Group!
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13
– Nghị quyết 47/NQ-HDND
2. Giải quyết vấn đề:
Những người có công với cách mạng theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 bao gồm:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Liệt sĩ;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
– Bệnh binh;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
– Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
– Người có công giúp đỡ cách mạng
Mặt khác, theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 47/NQ-HDND7 thì huân chương kháng chiến hạng nhì tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 15 năm đến dưới 20 năm.
Như thế, bố bạn được phong tặng huân chương kháng chiến hạng hai từ năm 1985 tức là có thể khẳng định bố bạn tham gia kháng chiến từ năm 1965 – 1970.
Xét dưới góc độ này thì bố bạn không được công nhận là:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Liệt sĩ;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
Còn đối với các đối tượng khác thì tùy vào từng điều kiện mà bố bạn có thể được công nhận là người có công với cách mạng. Chẳng hạn đối với bệnh binh theo Điều 23 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 thì phải đảm bảo:
“Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;
b) Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ mười lăm tháng trở lên;
c) Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ mười lăm tháng nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
d) Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;
đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;
e) Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;
g) Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.
2. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.
3. Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh khi thực hiện nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 đã xuất ngũ về gia đình, nay bị rối loạn tâm thần có liên quan đến bệnh cũ làm suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.”
>>> LVN Group tư vấn điều kiện công nhận người có công với cách mạng: 1900.0191
Như thế, bạn cần xem xét các đặc điểm khác có phù hợp với điều kiện công nhận người có công với cách mạng hay không. Nếu bố bạn không còn điều kiện gì khác thì bố bạn không được công nhận là người có công với cách mạng.