Điều kiện đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa

Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa quốc tế có hiệu lực từ năm 1891; Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid được thông qua năm 1989 có hiệu lực từ ngày 1-12-1995.

dieu-kien-dang-ky-quoc-te-nhan-hieu-hang-hoadieu-kien-dang-ky-quoc-te-nhan-hieu-hang-hoaThỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa quốc tế có hiệu lực từ năm 1891; Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid được thông qua năm 1989 có hiệu lực từ ngày 1-12-1995 và quy chế thi hành thỏa ước và nghị định thư có hiệu lực từ ngày 1-4-1996.Mặc dù có những điểm khác nhau, tuy nhiên sự ra đời của thỏa ước Madrid và Nghị định thư đều nhằm mục đích quy định các điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại các nước thành viên của thỏa ước và các bên tham gia Nghị định thư về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Hiện nay Thỏa ước Madrid có 58 nước và vùng lãnh thổ tham gia trong khi Nghị định thư có 68 thành viên, trong đó có 46 thành viên của Thỏa ước. Việt Nam tham gia Thỏa ước kể từ ngày 8/3/1949 và Nghị định thư là ngày 11/7/2006.

Điều kiện đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa:

Điều kiện về chủ thể: Chủ thể được phép nộp đơn được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 1 Thỏa ước Madrid và khoản 1 Điều 2 Nghị định thư Madrid. Theo đó, đơn đăng kí quốc tế được nộp bởi:

– Một thể nhân là công dân của một nước tham gia Thỏa ước hay Nghị định thư Madrid hoặc pháp nhân có quốc tịch của một quốc gia là thành viên của Thỏa ước hay Nghị định thư Madrid.

–  Thỏa ước Madrid áp dụng nguyên tắc “Đối xử như công dân” của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Theo đó, những người dù không phải là công dân của thành viên thuộc Liên hiệp tham gia thỏa ước Madird vẫn có thể được hưởng các quyền trong Thỏa ước như công dân của thành viên Liên hiệp nếu:

+ Định cư tại quốc gia là thành viên Liên hiệp, hoặc:

+ Có cơ sở thương mại hoặc công nghiệp thực sự và có hiệu quả trên lãnh thổ của một trong những nước thành viên của Liên hiệp.

– Ngoài những chủ thể trên, Nghị định thư Madrid còn mở rộng phạm vi chủ thể cho: một thể nhân hay pháp nhân có cơ sở kinh doanh tại hoặc cư trú tại lãnh thổ của một Tổ chức liên chính phủ là thành viên của Nghị định thư hoặc là công dân của một nước thành viên của tổ chức đó cũng có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid.

dieu-kien-dang-ky-quoc-te-nhan-hieu-hang-hoadieu-kien-dang-ky-quoc-te-nhan-hieu-hang-hoa

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Điều kiện về đăng ký quốc gia trước khi đăng ký quốc tế:

Giữa Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid có sự khác nhau về điều kiện được đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa. Theo Thỏa ước Madrid, các chủ thể muốn đăng kí quốc tế theo Thỏa ước thì bắt buộc phải đạt được sự bảo hộ tại nước xuất xứ hay nói cách khác là nhãn hiệu hàng hóa đó đã được cấp văn bằng bảo hộ tại quốc gia xuất xứ của nó. Khi việc đăng kí quốc gia tại nước xuất xứ bị hủy bỏ hay đình chỉ một phần hoặc toàn bộ trong vòng 5 năm kể từ ngày đăng kí quốc tế thì việc đăng kí quốc tế cũng không còn hiệu lực một phần hay toàn bộ. Đơn chỉ có thể được làm bằng tiếng Pháp. Trong khi đó, theo Nghị định thư Madrid, người nộp đơn không bắt buộc phải đạt được sự bảo hộ ở nước xuất xứ như một điều kiện để đăng kí quốc tế mà chỉ cần đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại nước xuất xứ. Ngôn ngữ làm đơn ngoài tiếng Pháp còn được chấp thuận ngôn ngữ thông dụng khác là tiếng Anh.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com