Điều kiện đình công hợp pháp. Điều kiện để tiến hành đình công. Đình công thế nào là hợp pháp theo quy định của pháp luật lao động?
Điều 209 “Bộ luật lao động năm 2019” nêu:
“Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động”.
Như vậy, về cơ bản, khái niệm về đình công được “Bộ luật lao động năm 2019” nêu ra đã thể hiện được những dấu hiệu, đặc điểm cấu thành của hành vi đình công. “Bộ luật lao động năm 2019” không quy định điều kiện như thế nào là một cuộc đình công hợp pháp nhưng theo quy định tại Điều 215 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về những trường hợp đình công bất hợp pháp:
“1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.
3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công” thì có thể hiểu các điều kiện để một cuộc đình công hợp pháp bao gồm:
– Thứ nhất, cuộc đình công phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động đã được đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng tập thể lao động với người sử dụng lao động.
– Thứ hai, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết rồi nhưng tập thể lao động không đồng ý với phương án mà các cơ quan thẩm quyền đưa ra trong quá trình giải quyết tranh chấp. Hoặc trong thời gian quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không tiến hành giải quyết tranh chấp thì tập thể người lao động có quyền tổ chức đình công.
– Thứ ba, cuộc đình công phải được Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời lãnh đạo theo quy định tại Điều 210 tổ chức và lãnh đạo đình công:
“1. Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.
2. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.”
– Thứ tư, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc địa diện người lao động phải tổ chức lấy ý kiến về cuộc đình công theo quy định tại Điều 212 “Bộ luật lao động năm 2019”:
“1. Đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người lao động.
2. Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký.
3. Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm:
a) Phương án của Ban chấp hành công đoàn về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 213 của Bộ luật này;
b) Ý kiến của người lao động đồng ý hay không đồng ý đình công.
4. Thời gian, hình thức lấy ý kiến để đình công do Ban chấp hành công đoàn quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày.”
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
– Thứ năm, cuộc đình công phải do người lao động trong cùng một doanh nghiệp tiến hành. Đối với đình công được tiến hành bởi người lao động ở các doanh nghiệp khác nhau thì đây được coi là cuộc đình công bất hợp pháp.
– Thứ sáu, doanh nghiệp nơi người lao động đình công không thuộc danh mục không được đình công.
– Thứ bảy, cuộc đình công không bị hoãn hoặc ngừng đình công theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.