Xét thăng hạng của viên chức ngành giáo dục. Nhưng quy định về thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Xét thăng hạng của viên chức ngành giáo dục. Nhưng quy định về thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào LVN Group! Tôi là giáo viên THCS, vừa mới nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đại học sư phạm liên thông, có chứng chỉ B tiếng anh thực hành (được qu đổi tương đương A2 tiếng anh), chứng chỉ A tin học ứng dụng. Xin hỏi, với điều kiện trên tôi có được xét thăng hạng không? Hay phải thi thăng hạng (bằng tốt nghiệp đại học sư phạm chính thức chưa có chỉ có chứng nhận tốt nghiệp đại học tạm thời). Mong sớm được trả lời! Cảm ơn LVN Group!?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 29/2012/NĐ-CP
– Thông tư 12/2012/TT-BNV
2. Giải quyết vấn đề:
Tại điểm b, khoản 1, Điều 29 và khoản 3, Điều 30, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã quy định, khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Theo quy định tại Điều 9, Thông tư 12/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 khi quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức như sau:
“Viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
>>> LVN Group tư vấn điều kiện thăng hạng giáo viên: 1900.0191
3. Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;
4. Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định”
Ngoài ra, tại Điều 10 của Thông tư 12/2012/TT-BNV khi quy định về hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đã ghi nhận cụ thể:
“1. Hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Đơn đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
b) Bản sơ yếu lý lịch của viên chức theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có xác nhận của cơ quan sử dụng hoặc quản lý viên chức;
c) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức không giữ chức vụ quản lý hoặc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý;
d) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
đ) Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp mà viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng.
2. Việc lưu giữ, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức được thực hiện như sau:
a) Đối với kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I, hồ sơ của viên chức được cử tham dự thi hoặc xét thăng hạng được gửi về Bộ Nội vụ để xem xét, quyết định và lưu giữ, quản lý;
b) Đối với kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III và từ hạng III lên hạng II, hồ sơ của viên chức được cử tham dự thi hoặc xét thăng hạng do cơ quan có thẩm quyền cử viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lưu giữ, quản lý..”
Việc bạn mới có giấy chứng nhận mà chưa có bằng thì căn cứ vào quy định của từng địa phương xem xét có thể thay thế được hay không.