Điều kiện xin cấp giấy phép vệ sinh thú y

Điều kiện xin cấp giấy phép vệ sinh thú y cho Cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật, chăn nuôi động vật, cách ly động vật.

 

Điều kiện xin cấp giấy phép vệ sinh thú y cho Cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật, chăn nuôi động vật, cách ly động vật.


I. Cơ sở pháp luật:

– Quyết định 15/2006/NĐ-BNN;

– Nghị định 33/2005/NĐ-CP;

– Quyết định 86/2005/QĐ-BNN;

– Thông tư 04/2012/TT-BTC.

II. LVN Group tư vấn:

1. Điều kiện xin cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.

* Đối với với nơi tập trung để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật (theo Điều 44 Nghị định 33/2005/NĐ-CP)

– Nơi tập trung động vật trên cạn tại sân bay, sân ga, bến cảng phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

+ Có địa điểm thuận lợi để thực hiện việc kiểm tra động vật, sản phẩm động vật;

+ Có biện pháp ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bên ngoài;

+ Có cầu dẫn chuyên dùng cho gia súc lên, xuống phương tiện vận chuyển;

+ Có đủ nước dùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y; Được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần tập trung, bốc xếp động vật;

+ Có biện pháp xử lý nước thải, chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường.

– Nơi tập trung, bốc xếp động vật trên cạn tại cơ sở chăn nuôi phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

+ Có đủ diện tích, thuận tiện để thực hiện việc kiểm tra động vật;

– Nơi thu gom, tập trung động vật trên cạn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

+ Địa điểm cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng, các cơ sở chăn nuôi;

– Nơi tập trung sản phẩm động vật trên cạn phải bảo đảm điều kiện sau đây:

+ Có kho bảo quản đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định;

+ Kho phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần tập trung sản phẩm động vật;

– Nơi tập trung để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật dưới nước và lưỡng cư phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

+ Thuận lợi cho việc kiểm tra động vật, sản phẩm động vật;

+ Có biện pháp ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với động vật bên ngoài;

+ Có đủ nước dùng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

+ Được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau mỗi lần tập trung, bốc xếp động vật, sản phẩm động vật;

+ Có biện pháp xử lý nước thải, chất thải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường.

* Đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.(theo Điều 45 Nghị định 33/2005/NĐ-CP)

– Phương tiện vận chuyển động vật trên cạn phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

+ An toàn về mặt kỹ thuật để bảo vệ động vật trong suốt quá trình vận chuyển;

+ Nơi chứa động vật phải có đủ diện tích, không gian để động vật có thể đứng, nằm ở vị trí tự nhiên; có lồng, cũi, hộp để bảo đảm an toàn cho động vật trong quá trình vận chuyển; sàn phải phẳng, không trơn, kín không để lọt nước và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển; dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;

+ Đối với phương tiện vận chuyển kín phải có hệ thống thông khí thích hợp để bảo đảm đủ độ thông khí cần thiết.

– Phương tiện vận chuyển, dụng cụ chứa đựng động vật dưới nước, lưỡng cư sống phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

+ An toàn về mặt kỹ thuật để bảo đảm động vật sống trong suốt quá trình vận chuyển;

+ Dụng cụ chứa động vật được làm bằng vật liệu thích hợp, bảo đảm không để lọt nước và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; Có hệ thống cung cấp dưỡng khí hoặc thông khí thích hợp để bảo đảm đủ dưỡng khí cần thiết;

+ Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khác theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

– Phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế sử dụng làm thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

+ An toàn về mặt kỹ thuật bảo quản để bảo đảm chất lượng của sản phẩm động vật không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển;

+ Mặt trong của vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, nhẵn, chống thấm, chống ăn mòn, không độc, không mùi, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc;

+ Vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải kín để bảo quản sản phẩm không bị ô nhiễm từ môi trường và không gây ảnh hưởng đến môi trường; đáp ứng yêu cầu về nhiệt độ đối với từng loại sản phẩm động vật trong suốt quá trình vận chuyển.

– Phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật không sử dụng làm thực phẩm phải có sàn kín, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

Dieu-kien-xin-cap-giay-phep-ve-sinh-thu-yDieu-kien-xin-cap-giay-phep-ve-sinh-thu-y

>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191

* Đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật. (theo Điều 46 Nghị định 33/2005/NĐ-CP)

+ Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y và điều kiện về địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị:

–  Địa điểm cơ sở phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính và các nguồn gây ô nhiễm, không bị úng ngập; có tường bao quanh; cổng riêng biệt; đường đi trong cơ sở phải bằng xi măng hoặc bê tông.

–  Có khu vực riêng nhốt động vật chờ và để giết mổ, sơ chế; khu cách ly động vật ốm; khu xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; có phòng kiểm tra, xét nghiệm mẫu;

+ Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải phù hợp với công suất giết mổ, sơ chế. Nước thải, chất thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường;
+ Nhà xưởng phải chống được bụi và sự xâm nhập của các loài động vật gây hại; thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc; ….

+ Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong giết mổ, sơ chế phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

 + Nước sử dụng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.

* Điều kiện vệ sinh thú y trong kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. (theo Điều 47 Nghị định 33/2005/NĐ-CP)

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ phải ở khu riêng biệt với các loại hàng hóa khác và bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

+ Phương tiện bày bán, dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng; Có biện pháp bảo quản để sản phẩm động vật không bị nhiễm bẩn, biến chất;

+ Nơi mua bán, vật dụng dùng trong việc mua bán động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi bán;

+ Nước thải trong quá trình kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ phải được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y trước khi thải ra môi trường.

– Nơi tập trung, mua bán động vật trên cạn phải xa khu dân cư, các công trình công cộng; được vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi lần tập trung, mua bán động vật.

– Nghiêm cấm mua bán:

+ Động vật trên cạn mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc động vật chết bất thường chưa rõ nguyên nhân;

+ Động vật dưới nước, lưỡng cư có xuất xứ từ vùng cấm thu hoạch;

+ Động vật bị bơm, chích nước hoặc các loại dịch lỏng gây hại cho người sử dụng;

+ Sản phẩm động vật biến chất, chứa hóa chất, phẩm màu không được phép sử dụng.

 2. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh thú y.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

 Điều 29 Quyết định 15/2006/NĐ-BNN quy định hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y theo mẫu quy định; (mẫu 5 quy định tại khoản 5 Điều 3 Quyết định 86/2005/QĐ-BNN)

+ Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (bản sao công chứng);

+ Các giấy tờ có liên quan đến yêu cầu điều kiện của thủ tục hành chính.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại trụ sở Chi cục thú y nơi cơ sở xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y.

– Thời gian giải quyết:

+ Trong phạm vi 05 ngày, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, cơ quan thú y có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở, kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh thú y.

+ Trong phạm vi 10 ngày  (kể từ ngày được kiểm tra), cơ quan thú y có thẩm quyền phải trả lời kết quả kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Nếu cơ sở đảm bảo yêu cầu về điệu kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền cấp Chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở và có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp. Nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu về điệu kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, chủ cơ sở tổ chức sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt yêu cầu của lần kiểm tra trước và đề nghị kiểm tra lại.

Lệ phí:

 Thông tư 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định lệ phí như sau:

+ Phí kiểm tra để cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y cơ sở mới thành lập: 990. 000 đồng/lần thẩm định.

+ Phí kiểm tra để cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y cơ sở đang hoạt động: 936.000 đồng/lần cấp.

+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với cơ sở: 70.000 đồng

+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với cửa hàng, quầy hàng: 40.000 đồng

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com