Doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy

Doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy. Bài tập học kỳ môn Kinh tế vi mô 8,5 điểm.

Doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy. Bài tập học kỳ môn Kinh tế vi mô 8,5 điểm.


Xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau như bản quyền, sự kiểm soát các yếu tố đầu vào hoặc do các chính sách của chính phủ cho nên đã dẫn đến một hiện tượng đó là “ Độc quyền kinh tế”. Độc quyền trong kinh tế học là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm khó có sản phẩm thay thế gần gũi. Độc quyền cũng được phân theo nhiều tiêu chí khác nhau: mức độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc độc quyền.

Để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề này, Em đã chọn câu hỏi số 6: “Hãy phân tích và lấy ví dụ minh họa về doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy và chỉ rõ cách thức mà doanh nghiệp này đưa ra quyết định về sản lượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận” để làm bài tập học kì của mình. Do kiến thức cũng như sự hiểu biết về vấn đề còn hạn chế cho nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!

PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. Thị trường độc quyền bán thuần túy

1.1. Khái niệm thị trường độc quyền bán thuần túy 

– Thị trường độc quyền bán là thị trường có duy nhất một doanh nghiệp cung ứng toàn bộ sản phẩm của ngành mà không có sản phẩm thay thế.

VD: Ở Việt Nam có một số ngành độc quyền bán như điện nước, vũ khí , dịch vụ chuyển phát thư của bưu điện…

1.2. Các đặc trưng của độc quyền bán thuần túy 

– Thị trường độc quyền bán thuần túy chỉ có một doanh nghiệp duy nhất đang cung ứng toàn bộ mức cung trên thị trường .

– Sản phẩm, hàng hóa trên thị trường đó không có sản phẩm thay thế gần gũi .

– Trên thị trường độc quyền bán, sức mạnh thuộc về người bán. Doanh nghiệp có thể điều hành giá cả để đạt được mục tiêu, hay doanh nghiệp độc quyền là người ấn định về giá.

– Có sự rào cản lớn đối với việc xâm nhập thị trường của các doanh nghiệp mới .

– Đường cầu của doanh nghiệp độc quyền là đường dốc xuống về phía bên phải, có độ dốc âm và tuân theo quy luật cầu.

– Đường doanh thu cận biên của doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy luôn nằm dưới đường cầu.

1.3. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền bán 

– Do doanh nghiệp đạt được kinh tế theo quy mô

– Do doanh nghiệp dành được địa vị độc quyền nhờ chế độ bảo vệ bản quyền: độc quyền về nhãn hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp kĩ thuật…

– Do doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ hay hầu hết các yếu tố đầu vào cơ bản để sản xuất ra sản phẩm.

– Do quy định của chính phủ cho phép một doanh nghiệp nào đó được độc quyền bán 1 loại hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường.

doanh-nghiep-doc-quyen-ban-thuan-tuydoanh-nghiep-doc-quyen-ban-thuan-tuy

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com