Đổi mới trong vấn đề nhập khẩu phế liệu

Trong vấn đề nhập khẩu phế liệu có nhiều điểm chú ý, so sánh Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 với Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 nhận thấy có nhiều điểm mới.

Đổi mới trong vấn đề nhập khẩu phế liệuĐổi mới trong vấn đề nhập khẩu phế liệuCó 36 phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất như thạch cao; xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép; các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng, hoặc các dạng tương tự; phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme etylen (PE) dạng xốp, không cứng; giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng; đồng, nhôm phế liệu và mảnh vụn;…

Trong vấn đề nhập khẩu phế liệu có nhiều điểm chú ý, so sánh Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 với Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 nhận thấy có nhiều điểm mới đã khắc phục được nhiều hạn chế trong quy định của luật cũ.

Tiêu chí so sánh

Điều 76

Điều 43

Điều kiện nhập khẩu

Phế liệu

  • Phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường
  • Thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo Thông tư 01/2013/TT-BTNMT.

Không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, đã được phân loại làm sạch…

Cơ sở

Có công nghệ, thiết bị xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

  • Có công nghệ, thiết bị xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Có đủ năng lực xử lý tạp chất.

Trách nhiệm tổ chức, cá nhân nhập khẩu

  • Chỉ được dùng làm nguyên liệu sản xuất.
  • Không tái xuất được thì xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
  • Thực hiện ký quỹ.

Không quy định được cụ thể trong trường hợp không tái xuất được thì xử lý như thế nào, và cũng không có chế tài bắt buộc bảo đảm nhập khẩu phế liệu là ký quỹ.

Từ những quy đinh trên, có thể thấy nhập khẩu phế liệu khi chưa có Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 còn nhiều kẽ hở. Điển hình như việc nói phế liệu nhập khẩu không được lẫn chất thải hay tạp chất nguy hiểm là một quy định có mơ hồ chung chung khó áp dụng, vốn dĩ phế liệu đã được coi là chất thải chỉ là mức độ của nó chưa đến mức phải hủy bỏ, mà vẫn còn có thể xử lý tái chế để sử dụng thì không thể nào đo được phế liệu như nào là không lẫn chất thải, hay là được làm sạch. Chính kẽ hở này đã làm cho việc nhập khẩu tràn lan phế liệu và khi bị phát hiện xử phạt thì các chủ thể nhập khẩu đều cho rằng phế liệu mình nhập khẩu phù hợp quy định pháp luật.

Đổi mới trong vấn đề nhập khẩu phế liệuĐổi mới trong vấn đề nhập khẩu phế liệu

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Điểm mới điển hình nữa là việc đã quy định chế tài ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu, quy định ký quỹ phát huy được nhiều tác dụng, các chủ thể muốn nhập khẩu phế liêu phải đặt một khoản tiền và khi nhập khẩu phế liệu về không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không xử lý được phế liệu thì sẽ bị mất khoản tiền đã đặt trước đó. Quy định này nhằm tránh trường hợp các doanh nghiệp nhập tràn lan phế liệu về và không có khả năng xử lý sẽ trốn tránh trách nhiệm, bỏ của chạy lấy người như trong thời gian còn áp dụng Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com