Đòi nợ từ hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng như thế nào?

Đòi nợ từ hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng như thế nào? Hợp đồng bằng miệng bên mua không trả tiền có kiện đòi được không?

Đòi nợ từ hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng như thế nào? Hợp đồng bằng miệng bên mua không trả tiền có kiện đòi được không?


Tóm tắt câu hỏi:

Gia đình tôi kinh doanh Thức ăn chăn nuôi: có bán hàng cho một Trại thuỷ sản trực thuộc Sở NN&PTNT của một tỉnh : Hình thức mua chịu bằng hợp đồng miệng theo thoả thuận và tin tưởng lẫn nhau. (có phiếu nhập kho của thủ kho và kế toán của Trại thuỷ sản đó ký nhận kèm theo chữ ký của bên bán hàng do Trại thuỷ sản  đó lập nhưng thủ trưởng đơn vị mua chưa ký). Hết năm đó hai bên đã có ký sổ với nhau về số nợ của năm trước và năm tiếp theo sau. Số tiền trên 50 triệu đồng. Khi được hỏi GĐ trại thì khất nợ bằng miệng và sẽ thu xếp dần nhưng cho đến nay gần 4 năm mà gia đình tôi không đòi được nợ. Vậy cho tôi hỏi làm cách nào để gia đình tôi đòi được số nợ trên (phiếu nhập kho gia đình tôi còn giữ  lại 01 bản)./. Xin cảm ơn LVN Group!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật thương mại 2005

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

2. Nội dung tư vấn:

Trong trường hợp  này, gia đình bạn kinh doanh thức ăn chăn nuôi và có bán hàng cho trang trại Thủy sản bằng hình thức lời nói, như vậy, trường hợp này chính là mua bán hàng hóa theo hợp đồng bằng lời nói, và hợp đồng này là hợp đồng kinh doanh thương mại, được điều chỉnh bởi Luật thương mại 2005, vì hợp đồng có một bên là chủ thể kinh doanh và có mục đích lợi nhuận.

 “Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”

Theo như quy định trên thì chỉ một số loại hợp đồng bắt buộc phải kí kết bằng văn bản như với một số hàng hóa phải đăng kí với cơ quan nhà nước: xe máy, ô tô, nhà ở..hoặc một số hợp đông chuyên ngành như hợp đồng mua bán điện,nước, hợp đồng mua bán quốc tế… Trường hợp của bạn chỉ là thức ăn chăn nuôi nên hoàn toàn có thể giao kết bằng lời nói và hợp đồng đó là có hiệu lực pháp luât, bắt buộc thực hiện với hai bên. Khi phát sinh tranh chấp có thể giải quyết bằng cách thương lượng, hòa giải, hoặc giải quyết tại trọng tài hay tòa án

Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp

1. Thương lượng giữa các bên.

2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

Như bạn đã trình bày, khi hỏi giám đốc thì đã khất nợ bằng miệng nhưng vẫn chưa trả. Vậy để đảm bảo quyền lợi của bạn trong trường hợp này, bạn nên khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện (quận) nơi trại thủy sản đó có trụ sở, theo quy định tại Điều 30, Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

“Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.”

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;”

 “Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”

Tuy nhiên, do thỏa thuận bằng lời nói nên giá trị chứng minh rất thấp, nếu khởi kiện ra tòa án, bạn sẽ rất khó chứng minh là đã có thỏa thuận đó cũng như các nội dung của thỏa thuận nếu người mua hàng phủ nhận, nghĩa vụ chứng minh của bạn cũng được quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015. Ngoài phiếu nhập kho của bên trang trại Thủy sản bạn còn giữ, bạn cần chuẩn bị thêm các chứng cứ khác để chứng minh sự giao kết của hai bên như ghi âm điện thoại, lời nói giao dịch, người làm chứng, các phiếu xuất kho, hàng bên bạn … để đảm bảo quyền lợi của bạn sẽ được bảo vệ trước tòa.

doi-no-tu-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-bang-mieng-nhu-the-nao.doi-no-tu-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-bang-mieng-nhu-the-nao.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191

“Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh

1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com