Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng Luật thuế GTGT

Công ty LUẬT LVN xin đưa ra một số kiến nghị mở rộng đối tượng chịu thuế, thu hẹp diện không chịu thuế VAT bằng cách chuyển một số hàng hóa, dịch vụ sang diện chịu thuế.

        giai-phap-nang-cao-hieu-qua-ap-dung-luat-thue-gtgt%281%29giai-phap-nang-cao-hieu-qua-ap-dung-luat-thue-gtgt%281%29Công ty LUẬT LVNxin đưa ra một số kiến nghị mở rộng đối tượng chịu thuế, thu hẹp diện không chịu thuế VAT bằng cách chuyển một số hàng hóa, dịch vụ sang diện chịu thuế hoặc loại bỏ một số hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế. Ví dụ, chuyển một số hàng hóa, dịch vụ sau vào diện chịu thuế:

 

–  Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

–  Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.

–  Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư ; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.

–  Duy tu, sửa chữa, xây dựngbằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối vớicác công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội .

–   Bỏ khoản 25 Điều 5 Luật VAT: “Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước” vì khó áp dụng, thiếu tính thực tế.

  • Về thuế suất thuế VAT:

        Hiện nay có 2 mức thuế suất 5% và 10% (không kể thuế suất 0%). Tuy nhiên, việc qui định cùng 1 lúc nhiều mức thuế suất đã tạo ra sự không công bằng giữa các hàng hóa, dịch vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau. Hơn nữa, việc qui định này lại dựa trên công dụng của hàng hóa hoặc nguyên vật liệu trong kết cấu nên rất khó xác định thuế suất đối với từng mặt hàng. Trên thực tế, cơ quan thuế và doanh nghiệp nhiều khi cũng không xác định được hàng hóa chịu mức thuế suất là bao nhiêu (5% hay 10%). Ví dụ, Khoản 2, Điểm c, Điều 8 Luật VAT qui định: Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác thuộc diện áp dụng thuế suất 5%. Thực tế có những sản phẩm vừa sử dụng với mục đích làm thực phẩm cho con người, vừa làm thức ăn gia súc như ngô mảnh, sắn mảnh… thì áp dụng thuế suất là bao nhiêu (5% hay 10%)? Vì vậy, xu hướng chuyển dần sang áp dụng 1 mức thuế suất là phù hợp và cần thiết, hạn chế được những cách hiểu và vận dụng luật  không thống nhất, gây bất bình đẳng trong xã hội.

Về thuế suất VAT 0%, quy định của pháp luật còn nhiều điểm không rõ ràng, cụ thể:

  • Tiêu chí cơ bản nhằm xác định khi nào thì dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất VAT 0% chưa rõ ràng, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc muốn được hưởng lợi ích của qui định này. Thuế suất 0%  đối với dịch vụ không được qui định cụ thể trong luật thuế VAT sẽ khiến cho việc xuất khẩu dịch vụ rất khó kiểm soát, rất có thể bị lợi dụng để được hoàn thuế đầu vào khống, làm thất thu ngân sách nhà nước. Vì vậy, Luật VAT nên qui định:  Dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% khi thỏa mãn cùng 1 lúc các điều kiện sau: có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với đối tác nước ngoài; Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng; Tiêu dùng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không xác định được địa điểm tiêu dùng thì áp dụng thuế suất như đối với tiêu dùng nội địa.
  • Một trong những điều kiện tiên quyết cho việc doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ được áp dụng mức thuế suất VAT 0% là dịch vụ phải được dùng “ngoài lãnh thổ Việt Nam”, nhưng khái niệm này lại không được hướng dẫn trong các văn bản, gây ra cách hiểu khác nhau.
  • Ngoài ra, Khoản 1 Điều 6 Nghị định 123/2008/N Đ – CP của Chính phủ và Điểm 1 Mục II Phần B Thông Tư 129/2008/TT – BTC của Bộ Tài chính đã đưa ra tiêu chuẩn mới là tổ chức ở nước ngoài “không có cơ sở thường trú ở Việt Nam” để được hưởng thuế suất thuế VAT 0% đối với dịch vụ xuất khẩu nói chung. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là “tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam” tại thời điểm ký hợp đồng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ tại Việt Nam là điều rất khó, các văn bản hướng dẫn lại không có qui định về vấn đề này, gây khó khăn cho người nộp thuế và cả cơ quan thuế khi thực hiện qui định trên.

Vậy từ phân tích trên cho thấy pháp luật ban hành phải rõ ràng, dễ hiểu và tạo một cơ chế phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích của mọi chủ thể tham gia quan hệ thuế VAT: người nộp thuế, người chịu thuế và nhà nước.

  • Về ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT, đối tượng nộp thuế và phương pháp tính thuế VAT

Về ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT chưa có quy định cụ thể:

giai-phap-nang-cao-hieu-qua-ap-dung-luat-thue-gtgt%282%29giai-phap-nang-cao-hieu-qua-ap-dung-luat-thue-gtgt%282%29

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.0191    

Việc xác định đối tượng nộp thuế VAT không chỉ căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ chịu thuế VAT mà còn phụ thuộc vào doanh thu kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT là mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế VAT hàng năm của một cơ sở kinh doanh đạt được, từ mức doanh thu này trở lên cơ sở kinh doanh phải nộp thuế VAT theo qui định của pháp luật. Việc qui định trong Luật VAT về ngưỡng doanh thu chịu thuế sẽ  tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh có doanh thu thấp giảm bớt chi phí tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế do chỉ phải nộp thuế với phương pháp đơn giản, xóa bỏ tình trạng người nộp thuế VAT nhỏ đóng góp không đáng kể đối với số thu nhưng lại tạo gánh nặng chi phí lớn. Trên cơ sở đó, có chính sách thuế đơn giản hơn cho các đối tượng đạt doanh thu dưới ngưỡng.

Vì vậy, nên có qui định chung về một ngưỡng doanh thu cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng thì không phải nộp thuế, trên ngưỡng thì phải nộp thuế VAT đơn giản theo tỷ lệ trên doanh thu. Mức doanh thu này được xác định dựa trên doanh thu tại báo cáo quyết toán thuế cuối năm.

Về đối tượng nộp thuếLuật Thuế VAT cần thu hẹp đối tượng nộp thuế bao gồm các đối tượng có doanh thu trên ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT. Điều này là phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Về phương pháp tính thuế : Áp dụng thống nhất 1 phương pháp tính thuế, nên áp dụng một phương pháp khấu trừ thuế, bỏ phương pháp tính thuế trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm bởi lẽ điều này trái với bản chất của thuế VAT là thuế gián thu liên hoàn và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho xã hội. Nếu pháp luật VAT xác định ngưỡng doanh thu chịu thuế thì phương pháp tính thuế trực tiếp sẽ không có cơ sở để tồn tại.

  • Quy định

       Thực chất việc xuất trình các hóa đơn chứng từ mua hàng cũng là để xác định cơ sở kinh doanh có thực mua hàng hóa, dịch vụ nhằm mục tiêu kinh doanh hay không. Vì vậy, không kể hóa đơn đó phát sinh tại thời điểm nào nếu doanh nghiệp tuân thủ các điều kiện về thanh toán qua ngân hàng, hóa đơn, chứng từ thì nên cho phép được khấu trừ, trên cơ sở đó bảo vệ quyền lợi của những chủ thể này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com