Giải quyết chế độ thanh niên xung phong khi bị mất giấy tờ

Giải quyết chế độ thanh niên xung phong khi bị mất giấy tờ. Chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong.

Giải quyết chế độ thanh niên xung phong khi bị mất giấy tờ. Chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong.


Tóm tắt câu hỏi:

Chị tôi đi thanh niên xung phong năm 1968 về địa phương 1973 chưa được chế độ chính sách gì? Nay 72 tuổi, giấy tờ thất lạc lại đi lấy chồng xa, khác địa phương vậy phải làm giấy tờ như thế nào để được hưởng theo Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC

– Quyết định 40/2011/QĐ-TTg

2. Giải quyết vấn đề:

Thứ nhất, chế độ đối với thanh niên xung phong:

Căn cứ Điều 1 Quyết định 40/2011/QĐ-TTg quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

“1. Quyết định này quy định chế độ đối với thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 15 tháng 7 năm 1950 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương mà không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh, chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

2. Quyết định này không áp dụng đối với:

a) Đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến;

b) Đối tượng đã được tính thời gian tham gia thanh niên xung phong để hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương và Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;

c) Những người tính đến ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo.”

Theo như bạn trình bày, chị bạn đi thanh niên xung phong từ năm 1968 đến năm 1973 trở về địa phương, như vậy chị bạn đi thanh niên xung phong được 06 năm, nếu chưa được hưởng bất kỳ chế độ gì theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định 40/2011/QĐ-TTg thì chị bạn sẽ được hưởng chế độ thanh niên xung phong theo quy định tại Điều 2 Quyết định 40/2011/QĐ-TTg như sau:

“1. Thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này được hưởng chế độ trợ cấp một lần, tính theo số năm thực tế trực tiếp tham gia kháng chiến, cụ thể như sau:

a) Từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng; 

b) Trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.

Khi tính thời gian thực hiện chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.

2. Trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần thì một trong những người sau đây được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần.”

Theo đó chị bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần như sau:  2 năm đầu tính bằng 2.500.000 đồng, 4 năm tiếp theo mỗi năm tính bằng 800.000 đồng, như vậy chị bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần khoảng 5.700.000 đồng.

Thứ hai,  Thủ tục hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC như sau:

giai-quyet-che-do-thanh-nien-xung-phong-khi-bi-mat-giay-togiai-quyet-che-do-thanh-nien-xung-phong-khi-bi-mat-giay-to

>>> LVN Group tư vấn chế độ cho thanh niên xung phong: 1900.0191

– Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp gồm:

Một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là thanh niên xung phong (bản chính hoặc bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã): 

+) Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 có hiệu lực thi hành.

+) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý thanh niên xung phong; Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khoẻ; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng thanh niên xung phong; Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.

Trường hợp thanh niên xung phong không còn một trong các giấy tờ trên thì phải nộp bản khai có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia thanh niên xung phong( bản chính). Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi thanh niên xung phong nhưng hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác.

– Bản khai cá nhân:

+)Trường hợp đề nghị hưởng trợ cấp một lần thì lập theo mẫu số 1A ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC.

+) Trường hợp đề nghị hưởng trợ cấp hàng tháng thì lập theo mẫu số 1C ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC.

– Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC, phải có giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế cấp huyện trở lên (bản chính).

Như vậy, trường hợp của chị bạn bị mất giấy tờ và đã lấy chồng ở địa phương khác thì chị bạn phải về Uỷ ban nhân dân xã nơi chị bạn đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi đi thanh niên xung phong xin bản khai chứng thực chị bạn đã có hộ khẩu thường trú ở đây và từng tham gia thanh niên xung. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi thanh niên xung phong nhưng hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác. Khi đó chị bạn có thể làm hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như trên để xin hưởng chế độ cho thanh niên xung phong. 

Sau khi hoàn thiện hồ sơ chị bạn nộp một bộ hồ sơ cho Uỷ ban nhân dân nơi chị bạn đang có hộ khẩu thường trú để được xem xét hưởng chế độ này. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết chế độ cho chị bạn trong thời hạn 30 ngày theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com