Góp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệu

Góp vốn bằng thương hiệu hiện nay khá phát triển nhưng luật lại chưa quy định cụ thể về vấn đề này. Dưới đây là một số ý kiến của Công ty luật Dương gia về vấn đề này.

Góp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệuGóp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệuGóp vốn bằng thương hiệu hiện nay khá phát triển nhưng luật lại chưa quy định cụ thể về vấn đề này. Dưới đây là một số ý kiến của   Công ty luật Dương gia về vấn đề này.

Nhãn hiệu hàng hóa được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình. Nghĩa là, doanh nghiệp này (bên chuyển quyền) không được ghi nhận gía trị quyền sử dụng nhãn hiệu là tài sản cố định vô hình. Nhưng khi góp vốn vào doanh khác, căn cứ vào chuẩn mực và quy định tài chính thì bên được chuyển quyền được ghi nhận ghi nhận tài sản cố định vô hình do có nguồn lực vô hình, được xem xét bởi ba yếu tố sau::

(1) Tính có thể xác định được. Bởi vì, tài sản cố định vô hình này có thể xác định được để phân biệt một cách rõ ràng so với lợi thế thương mại. Tài sản này được xác định thông qua việc góp vốn và được định gía do các thành viên, cổ đông sáng lập theo nguyên tắc nhất trí hoặc do tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, nếu định gía cao hơn gía trị thực tế phải liên đới chịu trách nhiệm (theo Điều 30 của Luật doanh nghiệp). Tài sản được góp vốn trong doanh nghiệp khác có thể xác định được lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai thông qua thỏa thuận trong Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

(2) Có khả năng kiểm soát được. Bởi vì, doanh nghiệp đó có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại,có khả năng kiểm soát đối với lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng nhãn hiệu này được pháp luật thừa nhận hoặc xác lập

(3) Có lợi ích kinh tế trong tương lai. Bởi vì, lợi ích kinh tế trong tương lai mà nhãn hiệu này đem lại cho doanh nghiệp đó có thể làm tăng doanh thu hoặc lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng nhãn hiệu này.

Góp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệuGóp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệu

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Ngày nay, việc góp vốn bằng gía trị quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành thông lệ rất phổ biến trên thế giới. Một khi pháp luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ đã cho phép góp vốn (mà góp vốn là một trong những phương thức thanh toán gía chuyển giao quyền sử dụng) nên không tính giá chuyển giao và Điều lệ doanh nghiệp được chuyển giao đã ghi nhận tài sản góp vốn thông qua việc đăng ký kinh doanh mà Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế chưa cho phép xác định là tài sản cố định vô hình thì hệ qủa là không có nguồn để hoàn trả vốn góp cho nhà đầu tư do không được khấu hao tài sản này.

Vì vậy pháp luật nên quy định chi tiết hơn nữa về vấn đề này góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh phát triển.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com