Hoạt động điều tiết giá của nhà nước ta hiện nay

Tại Khoản 10 Điều 4 Luật giá 2012 quy định: “Bình ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu, … bất hợp lý”.

hoat-dong-dieu-tiet-gia-cua-nha-nuoc-ta-hien-nayhoat-dong-dieu-tiet-gia-cua-nha-nuoc-ta-hien-nay1. Bình ổn giá.

Tại Khoản 10 Điều 4 Luật giá 2012 quy định: “Bình ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu, … bất hợp lý”.

Khoản 2 Điều 15 Luật giá 2012 quy định cáchàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổngiá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống bao gồm: Xăng, dầu thành phẩm; Điện; Khí dầu mỏ hóa lỏng; Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; Thóc, gạo tẻ thường; Thuốc phòng bệnh.


Cũng tại Điều 17 quy định các biện pháp bình ổn giánhư: Điều hòa cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông; …

Thẩm quyền và trách nhiệm quyết định áp dụng biện pháp bình ổn giá được quy định tại Điều 18 Luật Giá 2012. Theo đó, Chính phủ quyết định bình ổn giá trên phạm vi cả nước; Bộ trưởng Bộ Tài chính, thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ quyết định các biện pháp bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý; UBND cấp tỉnh quyết định các biện pháp thực hiện bình ổn giá tại địa phương.  Cụ thể, vừa qua được sự phân công của UBND tỉnh, Sở Công Thương Hải Dương đã xây dựng dự thảo Kế hoạch bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, để trình UBND tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện đảm bảo kế hoạch chắc chắn trong dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ sắp tới, nhân dân Hải Dương sẽ tiếp tục đón tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, lành mạnh, tiết kiệm.

Vấn đề bình ổn giá xăng dầu được xem là vấn đề có mối quan tâm hàng đầu bởi nó gắn liền với nhu cầu thiết yếu hằng ngày của mỗi người dân.Nhóm xin dẫn chứng một biện pháp cụ thể:

Điều chỉnh mức thuế suất  nhập khẩu xăng dầu:  Xét về mặt lý thuyết và theo báo cáo của Bộ Tài chính thì việc sử dụng thuế nhập khẩu như một công cụ để bình ổn giá đã có những tác dụng nhất định trong từng thời điểm. Tuy vậy, trên thực tế việc quá lạm dụng công cụ này để thực hiện chính sách an sinh xã hội đã tạo ra không ít bất cập cho việc quản lý xã hội như nạn buôn lậu xăng dầu qua biên giới, hoặc vấn nạn đầu cơ tích trữ xăng dầu tại các thời điểm tăng hoặc giảm giá,… .

Tại Biểu 2, Bộ Tài chính đã thông báo việc sử dụng mức thuế suất nhập khẩu xăng dầu để điều chỉnh giá trong từng thời điểm. Căn cứ vào số liệu tại Biểu 1 cho thấy, Bộ Tài chính đã 4 lần trong năm 2010, 4 lần trong năm 2011 và có 9 lần trong năm 2012 sử dụng việc tăng giảm mức thuế suất nhập khẩu xăng dầu để điều chỉnh giá bán lẻ. Nhưng điều đáng nói ở đây là việc điều chỉnh này dựa trên tiêu thức nào thì không ai có thể hiểu được, cụ thể là khi giá dầu thô là 77,07 đôla/thùng thì mức thuế suất nhập khẩu là 20% (bằng với mức barem tại Biểu 1) nhưng khi giá xăng tăng tới 89,57 đôla/thùng (tăng 12,3% )  thì mức thuế suất bằng 0% (thấp hơn so với barem 20%).

Trên cơ sở phân tích các số liệu như đã nói ở trên cho thấy việc sử dụng thuế nhập khẩu như một công cụ điều tiết giá bán lẻ xăng dầu không theo một chuẩn mực nào, hay nói một cách khác, việc điều chỉnh mức thuế suất trong những năm qua mang đầy tính “linh hoạt” và “ngẫu hứng” của các cơ quan chức năng, tạo ra nhiều bức xúc lớn trong xã hội như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin. Thiết nghĩ việc tăng hay giảm mức thuế suất phải được tiến hành theo một chính sách nhất quán. Biện pháp sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu và cắt giảm lợi nhuận định mức cũng được sử dụng nhằm mục đích bình ổn giá xăng dầu – một vấn đề cần thiết hiện nay.

2. Định giá.

Tại Khoản 5 Điều 4 Luật giá 2012 quy định: “Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ”

Nhà nước ta định dựa trên giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến; quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng; giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá.

Việc định giá này do Bộ tài chính quy định và Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình.

Những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (khoản 1 Điều 19 Luật giá 2012): “…Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh; Tài nguyên quan trọng; Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.” Một số hình thức định giá của nhà nước đưa ra và cũng gắn với từng hàng hóa, dịch vụ cụ thể, như sau:

– Tại Điểm a Khoản 3 Điều 19 Luật Giá 2012 có quy định: Định mức giá cụ thể đối với hàng hóa, dịch vụ cụ thể: “Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; …giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện”.

Ví dụ: Giá truyền tải điện năm 2012 chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng là 83,3 đồng/kWh.

Định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền:

Ví dụ:Giá bán điện: Điện là loại hàng hóa có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với sản xuất và tiêu dùng.

Năm 2012 giá điện có 2 lần điều chỉnh, mức tăng 10% (đó là 1/7 và 22/12). Giá điện bình quân tăng từ 1369 đồng/kWh lên 1.437 đồng/kWh – tương đương 7USCen/kWh (kể cả thuế VAT). Đến năm 2013 thì giá điện một lần nữa lại được điều chỉnh, theo Thông tư số 19/2013/TT-BCT quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành thì giá điện bình quân là 1.508,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT).

– Định khung giá và mức giá cụ thể tại Điểm c Khoản 3 Điều 19 Luật Giá 2012.

Ví dụ: Quyết định số 51/2012 về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012 của Ủy Ban nhân dân Thành phố Hà Nội.

– Định giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với một số hàng hóa được quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 19 Luật Giá 2012.

Ví dụ:  Điều 1 Quyết định số 69/2008/QĐ-BTC về việc ban giá bán tối thiểu sản phẩm thuốc lá điếu (  có sửa đổi  bổ sung vào cuối Điều 1 bởi Nghị định 89/2008/QĐ-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2008).

3. Hiệp thương giá.

Khoản 7 Điều 4 Luật giá 2012 có quy định: “Hiệp thương giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức … thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).”

Luật Giá quy định cụ thể điều kiện đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện hiệp thương giá, thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá. Đồng thời, Luật cũng quy định về kết quả hiệp thương giá không còn là một quyết định hành chính như trước mà chỉ là thông báo bằng văn bản về mức giá được thỏa thuận cho các bên sau khi hiệp thương. Đối với trường hợp cơ quan tổ chức hiệp thương phải quyết định giá tạm thời thì Luật quy định quyết định này có hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên tiếp tục thương thảo về giá.

hoat-dong-dieu-tiet-gia-cua-nha-nuoc-ta-hien-nay%281%29hoat-dong-dieu-tiet-gia-cua-nha-nuoc-ta-hien-nay%281%29

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.0191

Như vậy, mặc dù nhà nước không quyết định giá đối với các mặt hàng được hiệp thương giá nhưng nếu các bên không thống nhất được giá thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Xung quanh tranh cãi về mức giá thuê cột điện giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các doanh nghiệp viễn thông. Các doanh nghiệp viễn thông cho rằng, trồng cột riêng sẽ lãi hơn thuê lại cột của EVN như hiện nay. Trong trường hợp này, có thể áp dụng Điểm b khoản 2 Điều 23 Luật giá 2012 “Khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, áp dụng biện pháp hiệp thương giá để điều chỉnh theo yêu cầu của Bộ thông tin và truyền thông (Đơn vị quản lý trong lĩnh vực này), buộc các bên liên quan ngồi vào bàn đàm phán và đưa ra một thoả thuận chung .

4. Kiểm tra các yếu tố hình thành giá.

Yếu tố hình thành giá là giá thành toàn bộ thực tế hợp lý tương ứng với chất lượng hàng hóa, dịch vụ, lợi nhuận (nếu có), các nghiệp vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Cụ thể các trường hợp áp dụng kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định tại Điều 26, Khoản 2 quy định cụ thể các loại hàng hóa phải kiểm tra yếu tố hình thành giá. Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá Điều 27 Luật Giá 2012.

Ví dụ:  Tại Bình Định: Bên cạnh việc giao nhiệm vụ chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành về đăng ký giá, kê khai giá và niêm yết giá triển khai việc kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền, Chủ tịch UBND tỉnh còn chỉ đạo Giám đốc Sở Tài chính quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với các nhóm mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất tại địa phương ở các tổng công ty, công ty, doanh nghiệp có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh giữ vai trò chi phối về nguồn cung. Giao Sở Công Thương làm việc với các tổng công ty, công ty, chi nhánh tổng công ty, chi nhánh công ty, tổng đại lý, văn phòng, điểm phân phối giữ vai trò chi phối nguồn cung các mặt hàng như: thép, xi măng, phân bón, khí hóa lỏng, thức ăn chăn nuôi, sữa và các loại hàng hóa thiết yếu khác tại địa bàn tỉnh Bình Định để có kế hoạch, biện pháp cân đối, điều tiết, bình ổn thị trường; chống tình trạng gây khan hiếm giả tạo, đầu cơ tăng giá, sốt giá ảo. Kiểm soát bằng những quy chế đã có, rà soát để tránh việc doanh nghiệp hạch toán không đúng, hạch toán quá cao, hoặc tính cả những chi phí không hợp lý vào giá, hạn chế mức thấp nhất những vi phạm về tính giá, bảo đảm hàng hóa có chi phí chính xác nhất.

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191  hoặc gửi thư về địa chỉ email: lienhe@luatlvn.vn.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Hoạt động điều tiết giá của nhà nước

– Gian lận khi bán xăng có được coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

– Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com