Hoạt động quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Hoạt động quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Hoạt động quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.


Tóm tắt câu hỏi:

Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo quy định việc tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo như thế nào?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015

2. Giải quyết vấn đề:

Theo quy định tại Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015, Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Như vậy, hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo bao gồm hoạt động hoạch định kế hoạch thực hiện cũng như tổ chức thực hiện các chính sách phối hợp, điều phối các cơ quan, ban ngành có liên quan để bảo đảm việc sử dụng, khai thác tài nguyên biển, hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật thuộc chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.

Điều 4 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 quy định chính sách của Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có quy định:

Nhà nước huy động các nguồn lực, khuyến khích đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; ưu tiên cho vùng biển sâu, biển xa, hải đảo, vùng biển quốc tế liền kề và các tài nguyên mới có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.”

Do đó, Nhà nước có những chính sách cụ thể cho từng thời kỳ áp dụng cho từng địa phương cụ thể về việc khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo theo kế hoạch, quy hoạch.  Việc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển. 

hoat-dong-quan-ly-tai-nguyen--bao-ve-moi-truong-bien-va-hai-daohoat-dong-quan-ly-tai-nguyen--bao-ve-moi-truong-bien-va-hai-dao

>>> LVN Group tư vấn hoạt động quản lý tài nguyên, môi trường hải đảo: 1900.0191

Về việc tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo có quy định như sau:

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia thuận lợi, có hiệu quả của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ và thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan.

+ Việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp, bằng văn bản hoặc các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc tiếp thu, giải trình phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, việc tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo đảm sự thuận lợi, có hiệu quả của hoạt động tham gia đó. Thêm vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân để lập chiến lược khai thác, sử dụng tài nguyên bền vững, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, qua đó tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan thông qua hình thức trực tiếp, bằng văn bản hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com