Kinh doanh mỹ phẩm và chăm sóc da có phải đăng ký kinh doanh không?

Kinh doanh mỹ phẩm và chăm sóc da có phải đăng ký kinh doanh không? Thủ tục đăng ký kinh doanh.

Kinh doanh mỹ phẩm và chăm sóc da có phải đăng ký kinh doanh không? Thủ tục đăng ký kinh doanh.


Tóm tắt câu hỏi:

Em gái tôi hiện đang thuê phòng trọ để học đại học. Tháng 2/2016, em gái tôi có bán hàng online mỹ phẩm sản xuất tại Việt Nam, có nguồn gốc và chất lượng rõ ràng để bán lại. Sau một thời gian, em gái tôi học khóa chăm sóc da và được cấp bằng. Em gái tôi mua một số dụng cụ chăm sóc da như máy hấp trắng…về làm cho khách hàng và bán cả mỹ phẩm online. Tuy nhiên, thường xuyên thay đổi phòng trọ; việc chăm sóc da và bán mỹ phẩm đều thực hiện online trên facebook, không làm biển hiệu kinh doanh. Việc kinh doanh không thường xuyên do em tôi phải đi học. Như vậy, trong trường hợp này, em gái tôi có cần phải đăng ký kinh doanh hay không?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 39/2007/NĐ-CP

Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Luật doanh nghiệp 2014

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định: 

‘Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

kinh-doanh-my-pham-va-cham-soc-da-co-phai-dang-ky-kinh-doanh-khong-kinh-doanh-my-pham-va-cham-soc-da-co-phai-dang-ky-kinh-doanh-khong-

>>> LVN Group tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Như vậy, có thể hiểu trong trường hợp này, em gái của bạn kinh doanh mỹ phẩm online, không có địa điểm cố định thì không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh và không được gọi là thương nhân.

Tuy nhiên, em gái bạn ngoài việc kinh doanh mỹ phẩm online, còn nhập dụng cụ chăm sóc da về làm cho khách hàng như vậy em gái bạn có hoạt động đưa khách hàng về cửa hàng thì em gái bạn phải đăng ký kinh doanh theo một trong những loại hình doanh nghiệp theo quy định Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com