Kinh doanh trên vỉa hè có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Kinh doanh trên vỉa hè có phù hợp với quy định của pháp luật không? Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông không?

Kinh doanh trên vỉa hè có phù hợp với quy định của pháp luật không? Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông không?


Tóm tắt câu hỏi:

Cho em hỏi vỉa hè ở hội an nằm đường phan châu trinh khi e để xe máy trên vỉa hè để teong vạch phân cách và xếp theo hàng quay đầu xe vào trong không gây cản trở cho người đi bộ trên vỉa hè vì e thấy cũng có nhiều xe để ở đó theo hàng thẳng lối nhưng cạnh đó có 1 quán bún nằm trên vỉa hè. Bà chủ quán đó nói vỉa he này tau đóng thuế cho nhà nước rồi nên tau được quyền buôn bán và bắt tôi không được để xe ở đó bảo đem đi chổ khác để vậy cho tôi hỏi như vậy ai đúng ai sai . Và luật như thế nào tôi có được để xe máy trên vỉa hè hay không . Cảm ơn?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật giao thông đường bộ 2008

– Nghị định 100/2013/NĐ-CP

2. Giải quyết vấn đề:

Theo quy định tại Điều 19 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:

Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố

Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:

1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.”

Căn cứ vào quy định này, như vậy thì xe máy có được phép đỗ xe trên vỉa hè, tuy nhiên việc thực hiện đỗ xe trên vỉa hè phải phù hợp với các điều kiện mà pháp luật quy định.

Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Điều 35: Các hoạt động khác trên đường bộ

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;

b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;

c) Thả rông súc vật trên đường bộ;

d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;

đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;

e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;

g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;

h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.”

kinh-doanh-tren-via-he-co-phu-hop-voi-quy-dinh-cua-phap-luat-khong.kinh-doanh-tren-via-he-co-phu-hop-voi-quy-dinh-cua-phap-luat-khong.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Theo Điều 25a Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông như sau:

“1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.

2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:

a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;

b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;

c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;

d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;

đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

a) Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét;

b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.

4. Đối với trường hợp sử dụng hè phố quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này, hộ gia đình phải thông báo với Ủy ban nhân phường, xã sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố. Đối với các trường hợp quy định tại các Điểm a, d, đ Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố.”

Theo đó, việc cá nhân sử dụng hè phố làm địa điểm kinh doanh cụ thể là bán bún không thuộc các trường hợp được phép sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông. Việc bán bún trên hè phố thuộc trường hợp cấp họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ là các hành vi bị cấm thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008.Do vậy hành vi buôn bán trên vỉa hè là hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com