Lãnh đạo cơ quan có được thay đổi khung giờ làm việc của viên chức? Thời giờ làm việc của viên chức theo quy định
Lãnh đạo cơ quan có được thay đổi khung giờ làm việc của viên chức? Thời giờ làm việc của viên chức theo quy định.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sự! Tôi là viên chức, hiện đang công tác tại một đơn vị sự nghiệp 100% ngân sách nhà nước, công việc là phục vụ ăn uống cho đối tượng thương bệnh binh, do đó công việc buổi sáng 7h30 làm tới 12h trưa mới được nghỉ, buổi chiều 14h đến khoảng 18h00. Trước đây lãnh đạo cơ quan vẫn làm việc theo khung giờ sáng 7h đến 11h30 và chiều 1h30 đến 17h00, nay đổi lại khung giờ 7h30 đến 11h30, chiều 14h đến 18h00 (ngày vẫn 8 giờ). Xin hỏi LVN Group lãnh đạo cơ quan tự đưa ra khung giờ đã đổi 7h30 đến 11h30 và 14h00 đến 18h00 như vậy có đúng với luật công chức, viên chức hay luật lao động hay không. rất mong luật sự giúp đở cho tôi, tôi xin thành thật cảm ơn?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Viên chức 2010
– “Bộ luật lao động 2019”
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Luật Viên chức 2010 đã quy định về viên chức như sau : Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Viên chức được tuyển theo hợp đồng lao động cho nên những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng được thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa viên chức và các đơn vị sự nghiệp.
Thông thường, khi quy định về thời giờ làm việc của viên chức cũng sẽ tuân thủ những quy định chung về thời giờ làm việc của người lao động được thể hiện thông qua những điều khoản cụ thể tại “Bộ luật lao động 2019”.
Hiện nay, về thời giờ làm việc thì tại Điều 104, “Bộ luật lao động 2019” đã đề cập đến vấn đề này như sau :
“ Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.
>>> LVN Group tư vấn thẩm quyền thay đổi khung giờ làm việc: 1900.0191
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 108 Bộ luật lao động quy định về nghỉ trong giờ làm việc như sau:
“1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động”.
Như vậy, dù việc bắt đầu thời gian vào thời điểm nào trong ngày mà như bạn nói là từ khung giờ sáng 7h đến 11h30 và chiều 1h30 đến 17h00, nay đổi lại thành khung giờ 7h30 đến 11h30, chiều 14h đến 18h00 nhưng đó là quyết định của lãnh đạo cơ quan sau khi lãnh đạo cơ quan sắp xếp. Hiện nay pháp luật lao động không đề cập đến thời gian cố định, thời giờ làm việc trong một ngày của bạn đáp ứng điều kiện là không quá 8h/1 ngày làm việc và đáp ứng thời gian nghỉ ngời của viên chức tại cơ quan là đáp ứng đủ những yêu cầu của pháp luật. Nếu việc thay đổi thời gian bắt đầu làm việc của lãnh đạo cơ quan làm ảnh hưởng đến đời sống của viên chức tại cơ quan bạn có thể làm đơn kiến nghị vấn đề này lên lãnh đạo, để họ có thể xem xét và giải quyết vấn đề này cho mình .