Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ việc dân sự được pháp luật tố tụng dân sự quy định cụ thể và chỉ được gia hạn khi có lý do chính đáng hoặc vụ án phức tạp
Pháp luật tố tụng dân sự quy định thời thời gian chuẩn bị xét xử vụ án dân sự được quy định như sau:
“a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này“.
Theo đó, với những vụ án dân sự và hôn nhân- gia đình pháp luật quy định thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng, còn với những yêu cầu thuộc lĩnh vực dân sự và hôn nhân- gia đình thời hạn là 2 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp mà pháp luật quy định khoảng thời gian chuẩn bị xét xử là 4 tháng và 2 tháng mà pháp luật còn linh động về thời gian chuẩn bị xét xử là kéo dài thêm không quá 2 tháng hoặc 1 tháng tùy vào từng vụ án khi mà vụ án đó có tính chất phức tạp hoặc gặp trở ngại khách quan. Tuy nhiên, trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành không giải thích thế nào là vụ án phức tạp và thế nào là trở ngại khách quan, theo đó Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có giải thích như sau:
“a) “Những vụ án có tính chất phức tạp” là những vụ án có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; những vụ án mà đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài cần phải có thời gian uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài,… Tuy nhiên, đối với trường hợp cần phải chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cần phải chờ kết quả giám định kỹ thuật phức tạp hoặc cần phải chờ kết quả uỷ thác tư pháp mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả thời gian gia hạn), thì Thẩm phán căn cứ vào khoản 4 Điều 189 của BLTTDS ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
b) “Trở ngại khách quan” là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động như: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu,… làm cho Toà án không thể giải quyết được vụ án trong thời hạn quy định“.
Sở dĩ pháp luật quy định về thời gian chuẩn bị xét xử đối với vụ việc dân sự là nhằm đảm bảo vụ việc dân sự được giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật, đảm bảo được quyền lợi cho các đương sự và tránh trường hợp các vụ việc dân sự cứ chất chông lên không giải quyết kịp thời và các đương sự lại đâm đơn khởi kiện vượt cấp