Mẹ kế tôi có quyền tách khẩu của tôi ra khỏi sổ hộ khẩu của gia đình không? Điều kiện để tôi chuyển khẩu sang nhà bà nội?
Mẹ kế tôi có quyền tách khẩu của tôi ra khỏi sổ hộ khẩu của gia đình không? Điều kiện để tôi chuyển khẩu sang nhà bà nội?
Tóm tắt câu hỏi:
Em tên D. Ba mẹ của em lấy nhau không có đăng ký giấy kết hôn, khi mang thai em thì ba lấy vợ khác (cũng là vợ hiện tại). Do vấn đề cá nhân mà mẹ em không thể làm giấy tờ cho em và nuôi em nên em sống với bà nội, còn trên giấy tờ thì em là con của ba và mẹ kế. Nhưng trong hộ khẩu thì không có tên ba. Chỉ có mẹ kế, 3 đứa con của của ba và mẹ kế, thêm em.Tháng 9/2014 em vay tín chấp để xoay sở mua xe và đồ dùng sinh hoạt trong nhà (em ở với bà nội từ nhỏ). Lúc đó mẹ kế đòi cắt hộ khẩu em nhưng ba không cho. Ba em mất vào tháng 12/2014. Từ đó đến nay mỗi lần nhờ vả em chuyện gì không được đều lôi chuyện em lấy hộ khẩu đi vay tín chấp mà khi nhờ vả thì không được ra đòi cắt hộ khẩu em. Em và bà nội không có nhà, thuê nhà trọ ở gần chỗ làm của em, xung quanh cũng là dòng họ bà con của bên nội em. Hộ khẩu của bà nội là sổ cũ. Nhưng vì không có nhà nên không thể nhập hộ khẩu em được. Anh/chị cho em hỏi: Mẹ kế có thể cắt hộ khẩu em trong trường hợp này hay không? Nếu cắt thì có khả năng em nhập vào hộ khẩu của bà nội hay không?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp của bạn, vì hộ khẩu của gia đình bạn không có tên ba bạn mà chỉ có tên mẹ kế và các con nên mẹ kế của bạn được coi là chủ hộ. Nếu bạn đồng ý thì mẹ kế bạn có thể tách khẩu bạn gia khỏi sổ hộ khẩu của gia đình theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2006 sửa đổi 2013. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không đồng ý tách khẩu mà mẹ kế bạn vẫn cố tình tách khẩu bạn gia khỏi sổ hộ khẩu của gia đình thì theo quy định tại Điều 8 Luật Cư trú 2006 sửa đổi năm 2013 thì các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
“1. Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
2. Lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
3. Nhận hối lộ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
4. Thu, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
5. Tự đặt ra thời gian, thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về cư trú.
6. Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của pháp luật.
7. Lợi dụng quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
8.Thuê, cho thuê, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác có liên quan đến cư trú; sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú; giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú.
9. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
10. Giải quyết cho đăng ký cư trú khi biết rõ người được cấp đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
11. Đồng ý cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó.” Trong trường hợp này bạn có thể khiếu nại quyết định tách khẩu bạn ra khỏi gia đình của mẹ kế bạn lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Bạn muốn nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của bà nội thì bạn có thể xin chuyển khẩu trong sổ hộ khẩu của gia đình bạn vào sổ hộ khẩu của bà nội. Cụ thể:
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Trường hợp 1 nếu địa chỉ gia đình bạn ở đơn vị hành chính cấp tỉnh thì theo quy định tại Điều 19 Luật Cư trú quy định về điều kiện được đăng ký thường trú như sau: Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng kí hộ khẩu thường trú ở tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, mượn, ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Trong trường hợp này, nếu bạn muốn chuyển khẩu vào sổ hộ khẩu của bà nội thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của bà nội bạn.
Trường hợp 2 gia đình bạn thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì Điều 20 Luật Cư trú quy định như sau:
“Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;
b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;
c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”
Như vậy theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều luật trên thì bạn hòan toàn có thể chuyển khẩu về với bà nội bạn. Việc bạn muốn nhập khẩu vào gia đình bà nội thì bạn phải tuân thủ thủ tục theo quy định tại Luật cư trú và Thông tư số 35/2014/TT-BCA.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:
– Điều kiện đăng kí thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam
– Thời hạn trong trưng cầu giám định thương tật
– Thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú khi chuyển nơi ở mới
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại