Miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án

Miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án. Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án khi nào?

Miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án. Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án khi nào?


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào LVN Group! Hi vọng LVN Group sẽ trả lời câu hỏi của tôi, tôi đang sống trong một cuộc sống bế tắc vô cùng. Tôi và chồng li di từ năm 2015 và đã có văn bản xác nhận. Tuy nhiên vì sợ ảnh hưởng tâm lý con cái nên vẫn ở chung , chưa chia tài sản. Nay tôi nhận thấy mọi chuyện đang ngày càng tệ đi, con tôi sống tốt hơn nếu mọi thứ được rõ ràng. Không giống ngục tù như hiện nay. Tôi là nguồn thu nhập chính trong gia đình và nuôi 4 con ăn học nhờ buôn bán quán ăn. Khi ly hôn tôi ko yêu cầu cấp dưỡng và một mình nuôi 4con vì vậy mà mặc dù thu nhập từ quán ăn lẫn cho thuê nhà trọ cũng chỉ đủ để lo cho các con tôi ăn học ở tp hcm. Hiện nay tôi muốn làm đơn chia tài sản cho rõ ràng. Tổng tài sản của chúng tôi là khoảng 1 tỷ 4, án phí là tầm 70 triệu. Đó là số tiền vượt khả năng của tôi, mặc dù án phí này được chia cho hai bên. Tôi đang rất băn khoăn vì m không thuộc dạng nghèo nhưng chi số tiền lớn như vậy thì tôi không thể. Tôi nên làm gì đây thưa LVN Group để hoãn hoặc miễn án phí? Tòa án có đồng ý để tôi nộp án phí sau khi có kết quả chia tài sản hay không? Xin LVN Group hãy trả lời tôi!! Xin chân thành cảm ơn!!! ?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009

– Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP

2. Giải quyết vấn đề:

Theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009 về việc miễn nộp toàn bộ và miễn nộp một phần tiền án phí, lệ phí Tòa án:

“Điều 13. Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án

Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh này.

Điều 14. Miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án

1. Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận, thì được Tòa án cho miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, án phí.

2. Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận, thì được Tòa án cho miễn nộp một phần tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh này.

3. Mức tiền được miễn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được vượt quá 50% mức tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.”

Trong trường hợp này, bạn cần xem xét xem mình có thuộc một trong những trường hợp được miễn một phần hay toàn bộ án phí hay không, nếu không thuộc diễn này thì bạn vẫn sẽ phải đóng mức án phí và thời hạn đóng là 15 ngày kể từ ngày Tòa án có thông báo bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án 2009, bạn sẽ không thể xin tạm hoãn nộp tạm ứng án phí vì chỉ khi có biên lai nộp tạm ứng án phí thì Tòa án mới có thể tiến hành thụ lý hồ sơ của bạn:

“Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.”

mien-nop-mot-phan-tien-tam-ung-an-phi-tien-tam-ung-le-phi-an-phi-le-phi-toa-anmien-nop-mot-phan-tien-tam-ung-an-phi-tien-tam-ung-le-phi-an-phi-le-phi-toa-an

>>> LVN Group tư vấn trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí: 1900.0191

Ngoài ra, về nghĩa vụ đóng án phí có thể sẽ do bạn và chồng bạn sẽ tự thỏa thuận, bạn có thể yêu cầu chồng bạn chịu mức cao hơn để giảm thiểu chi phí cho mình còn nếu không thỏa thuận được thì mức án phí mỗi người sẽ phải chịu tương ứng với phần giá trị tài sản mà hai người được chia. Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng:

“1. Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.

2. Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phần tài sản mà họ phải chịu; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.

3. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ về tài sản đối với người khác và người này có yêu cầu độc lập, yêu cầu vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu độc lập đó thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm như sau:

a) Người có yêu cầu độc lập không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng;

…”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com