Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước ở trung ương

Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước ở trung ương. Bài tập học kỳ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 9 điểm.

Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước ở trung ương. Bài tập học kỳ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 9 điểm.


MỞ ĐẦU

Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, ở nước ta, thiết chế Chủ tịch nước là cá nhân được xác lập trở lại để thay thế cho thiết chế Chủ tịch nước là tập thể. Đây là cải cách tất yếu và cần phải có để bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phù hợp với điều kiện của đất nước và xu thế của thời đại. Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho nhà nước về mặt đối nội, đối ngoại. Chủ tịch nước có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước trung ương như Quốc hội, Chính phủ, Toàn án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao, … Trong phạm vi bài viết của mình em xin trình bày “Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước ở trung ương”.

NỘI DUNG

I. Khái quát chung

Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong hệ thống chính trị. Nhưng mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi (vua, hoàng đế, tổng thống, đoàn chủ tịch, hội đồng liên bang, Hội đồng nhà nước, Chủ tịch nước), vị trí, chức năng khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước. Nhưng có một điểm chung là đều là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho Nhà nước về mặt đối nội, đối ngoại. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước. Theo Điều 101, Hiến pháp năm 1992 thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa về mặt đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước được trao nhiều quyền hạn rộng lớn trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, là người giữ quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, Chủ tịch nước không phải là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước hoặc cơ quan quản lí nhà nước …

Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nước của các quốc gia trên thế giới mặc dù có các tên gọi khác nhau là nghị viện hay Quốc hội nhưng đều đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính: lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước có mối quan hệ mật thiết trong lĩnh vực lập pháp.

Ở các nước, Chính phủ là cơ quan được trao quyền hành pháp cùng với nguyên thủ quốc gia. Mặc dù có khá nhiều thuật ngữ khác nhau như Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng nhà nước, nội các, hội đồng hành chính…, nhưng thuật ngữ “Chính phủ” có ý nghĩa bao quát nhất, hàm ý cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ thống nhất quản lí việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân (theo Điều 109, Hiến pháp năm 1992). Chủ tịch nước và Chính phủ có mối quan hệ chặt chẽ trong lĩnh vực hành pháp.

moi-quan-he-giua-chu-tich-nuoc-va-cac-co-quan-nha-nuoc-o-trung-uongmoi-quan-he-giua-chu-tich-nuoc-va-cac-co-quan-nha-nuoc-o-trung-uong

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com