Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương

Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương. Bài tập học kỳ Luật Hiến pháp 8 điểm.

Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương. Bài tập học kỳ Luật Hiến pháp 8 điểm.


A.ĐẶT VẤN ĐỀ

Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Nhưng mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi, vị trí chức năng khác nhau tùy thuộc vào thể chính trị và cách thức tổ chức nhà nước (như: vua, Hoàng đế, Tổng thống, Đoàn Chủ tịch hội đồng liên bang, Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch nước). Nhưng có một điểm chung là đều là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại, tượng trưng cho sự bền vững, thống nhất của đất nước. Ở nước ta, sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, một chế định mới đại diện cho nhà nước ra đời, không còn một ông vua với ngai vàng lộng lẫy mà là một thiết chế dân chủ và tên gọi đó vẫn được duy trì đến ngày nay – Chủ tịch nước. Với bản hiến pháp hiện hành, chế định Chủ tịch nước đã có những đổi mới trong các mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là cơ quan nhà nước ở trung ương. Sau đây em xin lựa chọn đề tài: “ Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương theo pháp luật hiện hành” để làm sáng tỏ hơn nhận định trên.

B.NỘI DUNG

I.Khái quát chung về chủ tịch nước và một số khái niệm liên quan.

1. Khái quát chung về chủ tịch nước.

Về vị trí và tính chất thì theo điều 101 Hiến pháp 1992, “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. 

Nhìn vào đây ta có thể thấy cũng như bản Hiến pháp năm 1959 thì Chủ tịch nước chỉ đóng vai trò là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước ta về đối nội và đối ngoại, chứ không đứng đầu Chính phủ như chế định trong Hiến pháp năm 1946 nữa.  

Về trật tự hình thành, “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới” (Điều 102 Hiến pháp 1992). Trật tự này cũng nói lên được mối quan hệ chặt chẽ giữa Chủ tịch nước với cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhât- Quốc hội.

2. Một số khái niệm liên quan.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. (Điều 83 Hiến pháp năm 1992).

Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ cấu có sức mạnh và quyền điều hành cũng như quyết định các vấn đề, chính sách của cả Quốc hội. Điều 90 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên”. 

moi-quan-he-giua-chu-tich-nuoc-voi-cac-co-quan-nha-nuoc-o-trung-uongmoi-quan-he-giua-chu-tich-nuoc-voi-cac-co-quan-nha-nuoc-o-trung-uong

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com