Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho tôi được hỏi 2 vấn đề: 1. Khi phát một cơ sở có sản xuất hoặc kinh doanh nhiều sản phẩm ngoài danh mục (từ 2 sản phẩm trở lên) thì việc xác định hành vi vi phạm hành chính như thế nào (xác định là một hành vi với tình tiết tăng nặng hay xác định đó là nhiều hành vi (mỗi hành vi tương ứng với từng sản phẩm). Nếu xác định là nhiều hành vi thì tên hành vi vi phạm sẽ gọi như thế nào 2. Mức phạt tối đã được quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính được quy định là: Đối với cá nhân không quá 100 triệu, đối với tổ chức không quá 200 triệu, cho tôi hỏi đây là mức phạt tối đa cho tổng các hành vi vi phạm (nếu có vi phạm nhiều hành vi) hay là mức phạt tối đa cho từng hành vi, vì hành vi vi phạm đã được quy định cụ thể mức phạt, khung bạt rồi (ví dụ: Khi kiểm tra 01 cơ sở phát hiện cơ sở có 5 hành vi vi phạm, mỗi hành vi xử phat 5 triệu, như vậy 5 hành vi = 25 triệu); nhưng nếu phát hiện có sự vi phạm 5 hành vi, mỗi hành vi vi phạm phạt 30 triệu, như vậy 5 hành vi = 150 triệu (nếu xử phạt đến 150 triệu) có sai không ?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định về Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính:
“1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
… “
Đồng thời, theo quy định tại Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về tình tiết tăng nặng:
“1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm hành chính có tổ chức;
b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
… “
Có thể thấy, việc xác định khi một cá nhân tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần thì xử phạt với từng hành vi hay xử phạt với một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng thì hiện nay chưa có bất kì một văn bản hướng dẫn nào về vấn đề này. Nên mỗi cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ áp dụng các phương pháp để xử lý khác nhau, tuy nhiên thông thường việc xác định xử lý với từng hành vi sẽ được áp dụng khi mỗi hành vi này lại có những hậu quả khác nhau hoặc có thể cấu thành những hành vi vi phạm khác nhau, còn áp dụng xử phạt với một hành vi và kèm theo tình tiết tăng nặng chỉ khi có sự tương đương về hậu quả và tính chất của hành vi, hành vi xâm phạm tới cùng một khách thể và do cùng một chủ thể thực hiện. Về việc mức xử phạt tối đa thì theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật xử ly vi phạm hành chính 2012:
“2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này:
a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa;
b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính.”
Và theo quy định tại Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
“1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
… “
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực, được xác định là mức phạt tối đa trong một lần xử phạt đối với một hành vi, còn khi xử phạt nhiều lần đối với nhiều hành vi thì chỉ cần từng lần phạt không vượt quá mức quy định còn tổng mức phạt các lần sẽ không áp dụng đối với mức hạn chế phạt tiền về lĩnh vực.