Một số điểm mới của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

một số điểm mới luật mặt trận tổ quốc việt nam

Một số điểm mới của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


Ngày 09/3/2015 tại phiên họp toàn thể, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) nhằm phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết, nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và để phù hợp với tình hình mới. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 (Luật MTTQVN 2015) có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016, gồm 8 chương, 41 điều (tăng thêm 4 chương, 23 điều) và được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung cơ bản, tương đối toàn diện:

Thứ nhất, về tổ chức:

Luật MTTQVN 2015 dành riêng một điều quy định về tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ trung ương đến địa phương:

– Ở trung ương có Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban  trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, câp huyện và cấp xã;

– Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thứ hai, về quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhân dân và các tổ chức

Bên cạnh việc hoàn thiện quy định về quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước, Luật MTTQVN 2015 còn quy định rõ quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhân dân và các tổ chức tại Điều 8 và Điều 9:

“Điều 8. Quan hệ giữa Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết Nhân dân; động viên, hỗ trợ Nhân dân thực hiện dân chủ, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cá nhân tiêu biểu là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và tham gia các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, tổ chức.

3. Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành, viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhân dân tham gia ý kiến, phản ánh, kiến nghị với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về những vấn đề Nhân dân quan tâm để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.

4. Nhân dân giám sát hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bảo đảm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình với Nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Điều 9. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức

1. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, tổ chức không phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là quan hệ tự nguyện, được thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Thứ ba, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Mặt trân Tổ quốc Việt Nam tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần, giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ thông qua các phương thức:

– Tuyên truyền, vận động Nhân dân;

– Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân;

– Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo.

– Kết nạp, phát triển thành viên của MTTQVN;

– Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tông trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thồng tốt đẹp của dân tộc.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thông qua việc phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan nhà nước và việc phối hợp, thống nhất hành động giữa các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thứ tư, đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Nhân dân

– Phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại các kỳ họp Quốc hội, kỳ họp Hội đồng nhân dân.

– Phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;

– Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện chính sách, pháp luật;

– Tiếp công dân, tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc xá, cử bào chữa viên nhân dân.

/mat%20tran112./mat%20tran112.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191

Thứ năm, Quy định mới trong việc tham gia xây dựng nhà nước

Theo quy định tại Điều 23 Luật MTTQVN 2015, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí với các nội dung sau:

“a) Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí; xác minh vụ việc tham nhũng, lãng phí; xử lý người có hành vi tham nhũng, lãng phí;

c) Kiến nghị cơ quan tổ chức nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khen thưởng đối với người có công phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí”.

Thứ sáu, về hoạt động giám sát

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tăng thêm các hình thức giám sát sau:

– Nghiên cứ, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

– Tổ chức đoàn giám sát.

– Thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Thứ bảy, hoạt động phản biện xã hội:

Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước.

Việc phản biện này sẽ thực hiện thông quan 3 phương pháp:

– Tổ chức hội nghị phản biện xã hội.

– Gửi dự thảo văn bản được phản biện đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đê lấy ý kiến phản biện xã hội.

– Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mật trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện xã hội.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com