Ngôn ngữ trong hợp đồng

Hợp đồng là sự thể hiện ý chí của các bên khi tham gia xác lập các quan hệ giao dịch.

Hợp đồng là sự thể hiện ý chí của các bên khi tham gia xác lập các quan hệ giao dịch. Hợp đồng được xâu chuỗi bởi các điều khoản liên kết bởi các câu từ, do đó, một trong những yêu cầu đặt ra cho việc soạn thảo hợp đồng là từng câu chữ, ngôn từ sử dụng trong hợp đồng phải đảm bảo sự chính xác cụ thể, rõ ràng, đầy đủ ý nghĩa. Yếu tố đầu tiên để hợp đồng được rõ ràng chính xác thể hiện các ý chí của các bên đó là ngôn ngữ trong giao dịch. Trên thực tế, giao dịch giữa người Việt với người Việt thì không ai muốn giao kết Hợp đồng bằng tiếng Anh, trừ các trường hợp mua bán với người Việt ở nước ngoài. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nước ngoài (đặc biệt là ngành bảo hiểm, ngân hàng…) có thể có đối tượng khách hàng cũng là người nước ngoài và những người này lại không muốn sử dụng tiếng Việt để giao kết Hợp đồng mặc dù các giao dịch này thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Ngoại trừ một số lĩnh vực có quy định bắt buộc Hợp đồng phải lập bằng tiếng Việt, các lĩnh vực còn lại hầu như không đề cập đến vấn đề này. Việc luật không quy định vấn đề này tức là không cấm việc sử dụng các ngôn ngữ khác trong soạn thảo hơp đồng

– Luật thương mại 2005 là cơ sở cho các giao dịch thương mại, Điều 24, Điều 74 của luật không quy định rõ lời nói hay văn bản phải thể hiện bằng ngôn ngữ gì: “Hợp đồng… được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản…”. “Bộ luật dân sự 2015” cũng không quy định ngôn ngữ cho các hình thức giao dịch. 

– Tuy nhiên, theo Điều 769 Bộ Luật Dân sự”: 

“Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” .

Như vậy, cho dù không bắt buộc phải sử dụng tiếng Việt khi lập Hợp đồng giao dịch, mua bán trong nước nhưng khi xảy ra tranh chấp, việc thụ lý và tranh tụng sẽ được xem xét trên cơ sở tiếng Việt.

– Theo quy định tại điểm k, Khoản 1 Điều 4 Thông tư 153/2010/TT-BTC, ngoại trừ Hóa đơn xuất khẩu được phép thể hiện hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, còn lại các hóa đơn phát hành trong nước đều phải thể hiện tiếng Việt. 

ngon-ngu-trong-hop-dongngon-ngu-trong-hop-dong

 >>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

* Vậy nên việc sử dụng tiếng Việt trong hợp đồng là rất cần thiết bởi:

– Liên quan đến khâu kiểm tra thuế và kế toán của doanh nghiệp. Khoản 1, điều 12, Luật Kế toán quy định “Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính ở Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.”

– Liên quan đến giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Điều 20, Bộ Luật TTDS 2004 quy định”

 “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có người phiên dịch”;

– Liên quan đến tranh chấp, song nếu giải quyết bằng trọng tài thì không cần có bản tiếng Việt. Khoản 2, điều 10, Luật trọng tài thương mại quy định:

 “Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com