Người điều khiển phương tiện có được đóng phạt thay chủ phương tiện?

Người điều khiển phương tiện có được đóng phạt thay chủ phương tiện? Xử phạt hành vi chở hàng vượt quá trọng tải.

Người điều khiển phương tiện có được đóng phạt thay chủ phương tiện? Xử phạt hành vi chở hàng vượt quá trọng tải.


Tóm tắt câu hỏi:

Kính thưa LVN Group, cho em hỏi em là tài xế chạy thuê, em điều khiển xe quá tải từ 10% đến 30%, khi đi đóng phạt thì bên giao thông Thành phố Cần Thơ đòi phải có chủ xe đi đóng phạt và phải mang theo giấy đăng ký xe. Như vậy có đúng không?

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 46/2016/NĐ-CP

2. Giải quyết vấn đề:

Theo như bạn trình bày, bạn là tài xế chạy thuê điều khiển xe quá tải từ 10% đến 30%. Căn cứ theo quy định tại điểm a) khoản 2 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:

“2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Điểm a Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm.”

Đối với trường hợp này, ngoài xử phạt hành chính đối với bạn là người điều khiển phương tiện, thì người chủ phương tiện cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm h) khoản 7 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

“7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 24 Nghị định này;”

Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:

nguoi-dieu-khien-phuong-tien-co-duoc-dong-phat-thay-chu-phuong-tien-nguoi-dieu-khien-phuong-tien-co-duoc-dong-phat-thay-chu-phuong-tien-

>>> LVN Group tư vấn nghĩa vụ nộp phạt vi phạm giao thông: 1900.0191

“1. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các Điểm, Khoản tương ứng của Điều 30 Nghị định này.

2. Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.

… “

Như vậy, trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm thì người điều khiển phương tiện có thể thay mặt chủ phương tiện chấp hành quyết định xử phạt. Bạn sẽ có trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt đối với người điều khiển phương tiện và quyết định xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm.

Hiện nay, pháp luật vẫn cho phép người điều khiển phương tiện thay chủ phương tiện vi phạm thực hiện quyết định xử phạt nên phía bên giao thông Thành phố Cần thơ yêu cầu người chủ phương tiện vi phạm phải đến đóng phạt là không đúng quy định pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com