Người hưởng tiền lương theo hệ số dưới 2,34 có bị giảm mức trợ cấp 8%

Người hưởng tiền lương theo hệ số dưới 2,34 có bị giảm mức trợ cấp 8%. Trợ cấp lương hệ số dưới 2.34 đối với viên chức nhà nước.

Nguoi-huong-tien-luong-theo-he-so-duoi-2-34-co-bi-giam-muc-tro-cap-8%Nguoi-huong-tien-luong-theo-he-so-duoi-2-34-co-bi-giam-muc-tro-cap-8%Người hưởng tiền lương theo hệ số dưới 2,34 có bị giảm mức trợ cấp 8%. Trợ cấp lương hệ số dưới 2.34 đối với viên chức nhà nước.


Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2016/NĐ-CP thì từ ngày 01/05/2016 mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức là 1.210.000 đồng. 

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 17/2015/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng tiền lương tăng thêm có hệ số lương dưới 2,34 như sau:

– Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến cấp huyện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

– Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Luật Viên chức năm 2010;

– Cán bộ, công chức cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

– Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;

– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao của đơn vị sự nghiệp công lập và hội có tính chất đặc thù;

– Giáo viên mầm non làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015;

– Viên chức làm việc trong Trạm Y tế xã theo quy định tại Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định về y tế xã, phường, thị trấn;

– Công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

– Công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;

– Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong tổ chức cơ yếu.

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 47/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/07/2016 (riêng đối với mức lương cơ sở và đối tượng thuộc hệ số lương dưới 2,34 thì áp dụng từ ngày 01/05/2016) quy định: 

– Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.

– Đối với người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm quy định tại Nghị định 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5 năm 2016 thấp hơn tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định 17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của tháng 4 năm 2016 thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4 năm 2016. Mức hưởng chênh lệch này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các loại phụ cấp lương.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 17/2015/NĐ-CP thì mức hưởng tiền lương tăng thêm đối với người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 17/2015/NĐ-CP được tăng thêm tiền lương bằng 8% mức lương hiện hưởng (gồm hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh hiện hưởng nhân mức lương cơ sở), cụ thể như sau:

Mức tiền lương tăng thêm hàng tháng = Hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh * Mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng * 8%. 

Nguoi-huong-tien-luong-theo-he-so-duoi-2-34-co-bi-giam-muc-tro-cap-8%Nguoi-huong-tien-luong-theo-he-so-duoi-2-34-co-bi-giam-muc-tro-cap-8%

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Như thế, trong trường hợp này, đối tượng hưởng lương thấp hơn 2,34 thì sẽ tính theo mức lương cơ sở cũ và được tăng thêm 8%. Trường hợp mức lương tăng thêm thấp hơn số tiền được hưởng tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng thấp hơn mức lương tăng thêm theo Nghị định 17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương 1.150.000 đồng/tháng thì được hưởng mức chênh lệch cho bằng mức lương cũ. Do đó, số tiền lương người có mức lương dưới 2,34 tính theo mức lương cơ sở mới vẫn bằng số mức lương tăng thêm trước đó. Phần tăng thêm 8% với mức lương cơ sở cũ có thể bị giảm khi tính theo mức lương cơ sở mới.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com