Người lao động có bằng đại học được hưởng lương thế nào? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Người lao động có bằng đại học được hưởng lương thế nào?

Người lao động có bằng đại học được hưởng lương thế nào?

Người lao động có bằng đại học được hưởng lương thế nào? Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương cho người lao động.

Người lao động có bằng đại học được hưởng lương thế nào? Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương cho người lao động.


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang là người lao động hiện nay tôi đang có bằng cao đẳng vừa rồi tôi đi học liên thông lên đại học. Tôi đã tốt nghiệp và đã nhận bằng. Nay tôi nộp bằng vào cơ quan đã ký hợp đồng với tôi và tôi đang làm việc tại cơ quan đó thì cách tính lương như thế nào? Theo hệ số hay theo mức lương cơ bản. Vậy xin hỏi LVN Group tư vấn giúp cho tôi?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– “Bộ luật lao động 2019”;

– Nghị định 49/2013/NĐ-CP.

2.LVN Group tư vấn:

Khoản 1 Điều 90 “Bộ luật lao động 2019” quy định:

1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Theo bạn trình bày, bạn là người lao động nên theo quy định trên tiền lương của bạn sẽ do bạn và cơ quan nơi bạn làm việc thỏa thuận với nhau trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên khoản 1 Điều 93 “Bộ luật lao động 2019” quy định:

1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Như vậy cơ quan bạn có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương để làm căn cứ thỏa thuận mức lương trong hợp đồng. Một trong những nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP như sau:

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

nguoi-lao-dong-co-bang-dai-hoc-duoc-huong-luong-the-naonguoi-lao-dong-co-bang-dai-hoc-duoc-huong-luong-the-nao

>>> LVN Group tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.0191

Theo quy định trên, nếu công việc bạn đang làm đòi hỏi phải qua đào tạo, học nghề thì mức lương của bạn sẽ cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. 

Pháp luật không quy định thang, bảng lương của người sử dụng lao động phải tính bằng hệ số lương hay mức lương cụ thể nên tùy quy định riêng của công ty, tiền lương của bạn sẽ được tính trên hệ số lương hoặc một mức lương cụ thể tương ứng với công việc bạn đang làm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com