Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam. Bài tập nhóm Lịch sử nhà nước và pháp luật 9 điểm.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam. Bài tập nhóm Lịch sử nhà nước và pháp luật 9 điểm.


I, MỞ ĐẦU

Khi nghiên cứu về bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam, chúng ta không thể không đề cập tới những nguyên tắc nhất định trong tổ chức và hoạt động của nó. Các nguyên tắc tổ chức và quản lý của bộ máy nhà nước là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt, thể hiện bản chất, nội dung, ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước, tạo cơ sở cho việc tổ chức và triển khai các hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trải qua mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi kiểu Nhà nước lại có những nguyên tắc tổ chức và hoạt  động khác nhau , bộ máy nhà nước Việt nam thời phong kiến cũng vậy.  Chính vì vậy,trong bài viết này nhóm em xin đi sâu, tìm hiểu đề tài “Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam”.

II, NỘI DUNG

Có hai nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam đó là: nguyên tắc tôn quân quyền và nguyên tắc liên kết dòng họ.

1, Nguyên tắc tôn quân quyền:

a, Cơ sở của nguyên tắc:

Có một số bằng chứng cho rằng Nho giáo đã được truyền vào thế kỷ 1 TCN khi ở Trung Quốc nhà Tây Hán đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu giành lấy quyền thống trị và cho lập 3 quận tại Bắc Bộ. Tuy tầm ảnh hưởng còn rất hạn chế, song Nho giáo là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ. Đến thế kỷ 9 sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền thì nước ta bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ, bắt tay vào xây dựng đất nước trong khuôn khổ nhà nước phong kiến tập quyền, đạo Nho bắt đầu có ảnh hưởng lớn. Các triều đại phong kiến Việt Nam dựa vào hệ tư tưởng Nho giáo để thiết lập bộ máy nhà nước theo nguyên tắc “ tôn quân quyền”, đặc biệt là trong các giai đoạn về sau thời Lê- Nguyễn, khi mà Nho giáo càng chiệm vị trí lớn trong hệ tư tưởng phong kiến, trở thành tư tưởng hình thành nên nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước .

b, Nội dung nguyên tắc: 

Nguyên tắc tôn quân quyền tức là quyền lực nhà vua là tối cao, độc tôn, vua nắm mọi quyền hành, tất cả mọi người phải phục tùng theo nhà vua, vua là “ thiên tử” (con trời) nên ý của vua chính là ý trời. Vua nắm trong tay quyền kinh tế, chính trị, văn hóa – vua là người nắm vương quyền: là người duy nhất có quyền đặt ra luật pháp. Các chiếu chỉ của vua có giá trị pháp lí cao nhất, các bộ luật được biên soạn trên cơ sở ý chí của vua. Vua đứng đầu nhà nước, điều hành bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Vua cũng nắm giữ quyền hành pháp. Chỉ vua mới có quyền ân xá phạm nhân. Ngoài ra, Vua còn nắm giữ “thần quyền” : Vua ban danh hiệu quốc sự ban sắc phong cho thần linh, tự ý đặt nơi thờ cúng, chỉ có vua mới có quyền tế trời, thần dân chỉ cúng tổ tiên, thần thánh; vua là chủ sở hữu tối cao với ruộng đất công của làng xã. Dưới vua có bộ máy quan lại giúp việc cho vua và chức năng chính là tư vấn, phụ tá, thực thi quyền lực  của vua.

c, Biểu hiện của nguyên tắc:

Có thể nói mô hình nhà nước dưới thời Lê Thánh Tông là mô hình nhà nước mẫu mực nhất cho những đời vua khác phải noi theo nhằm tập trung quyền lực tối cao trong tay nhà vua,  phỏng theo nguyên tắc tôn quân quyền của nho giáo.  

nguyen-tac-to-chuc-va-hoat-dong-cua-bo-may-nha-nuoc-phong-kien-viet-namnguyen-tac-to-chuc-va-hoat-dong-cua-bo-may-nha-nuoc-phong-kien-viet-nam

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com