Đăng ký nhãn hiệu. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu chứng nhận tại các Quốc gia. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Đăng ký nhãn hiệu. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu chứng nhận tại các Quốc gia. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin LVN Group phân biệt việc đăng ký nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu chứng nhận tại các Quốc gia Trung Quốc và Đài Loan.
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại Việt nam, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu chứng nhận được phân biệt như sau:
– Khái niệm
Nhãn hiệu thông thường: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Về căn cứ xác lập quyền:
Nhãn hiệu thông thường: đối với nhãn hiệu này thì phải đăng ký
Nhãn hiệu chứng nhận: trên cơ sở thực tiễn sử dụng nhãn hiệu phụ thuộc vào các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ cần sử dụng nhãn hiệu.
– Quyền đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu thông thường: Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp, thời hạn bảo hộ thì có là mười năm và có thể ra hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm
Nhãn hiệu chứng nhận thì tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
– Yêu cầu đối với đơn xin đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu thông thường: cơ chế bảo họ trong việc đăng ký thì chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đối với hàng hóa, dịch vụ.
Nhãn hiệu chứng nhận thì mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Về bản chất, ở mỗi đất nước sẽ mang màu sắc đặc trưng riêng về bảo hộ nhãn hiệu nhưng cũng cần đồng nhất theo những công ước, hiệp đình mà Việt Nam tham giam ký kết. Trên đây là quy định của pháp luật Việt Nam, ở Trung Quốc và Đai Loan thì cũng so sánh mang tính chất tương tự, tuy nhiên một yêu cầu quan trọng đối với nhãn hiệu chứng nhận là chủ thể nộp đơn đăng ký phải được xem là “có thẩm quyền chứng nhận” hàng hóa có liên quan. Nhãn hiệu chứng nhận cũng có thể được sử dụng cùng với các nhãn hiệu riêng của nhà sản xuất hàng hóa nhất định. Nhãn hàng hóa sử dụng như nhãn hiệu chứng nhận là bằng chứng chứng tỏ rằng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể được đặt ra khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.