Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Vai trò Viện kiểm sát trong thủ tục tố tụng dân sự.

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

2. LVN Group tư vấn:

* Vị trí, vai trò của Viện kiểm sát:

– Là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

– Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên là người tiến hành tố tụng.

* Việc tham gia phiên tòa, phiên họp:

Ngoài các trường hợp được liệt kê tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm, phiên tòa sơ thẩm, bổ sung thêm trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với trường hợp Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng (quy định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2017).

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tại Điều 207, Điều 266 quy định việc có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm là bắt buộc, nếu vắng sẽ hoãn phiên tòa. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có sự thay đổi: Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa, phiên họp (sơ thẩm hoặc phúc thẩm) mà vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm (Khoản 1 Điều 232, khoản 1 Điều 296, khoản 1 Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)

Khoản 3 Điều 305 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về trình tự tranh luận đối với kháng nghị tại phiên tòa phúc thẩm có điểm mới như sau: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến. Sau đó kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.

* Việc phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm:

– Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong  quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. (Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

– Trong phiên họp giải quyết việc dân sự, Bộ luật cũng quy định rõ “Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự” (Điểm g khoản 1 Điều 369).

– Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên phải gửi bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ việc. (Điều 262, khoản 3 Điều 341, điểm g khoản 1 Điều 369, điểm c khoản 1 Điều 375 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

nhiem-vu-quyen-han-cua-vien-kiem-sat-trong-bo-luat-to-tung-dan-su-2015nhiem-vu-quyen-han-cua-vien-kiem-sat-trong-bo-luat-to-tung-dan-su-2015

>>> LVN Group tư vấn pháp luật tố tụng dân sự qua tổng đài: 1900.0191

* Về thẩm quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát:

– Bổ sung Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên “Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này”

– Viện kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (Khoản 6 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

– Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm  (trong đó có Viện trưởng VKSND tối cao và viện trưởng VKSND cấp cao) có quyền yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết. (Khoản 2 Điều 330 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

* Về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015):

“- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ”.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com