Những chuyển biến về nhà nước của triều Nguyễn trong thời kì Pháp thuộc

Những chuyển biến về nhà nước của triều Nguyễn trong thời kì Pháp thuộc. Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật 9 điểm.

Những chuyển biến về nhà nước của triều Nguyễn trong thời kì Pháp thuộc. Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật 9 điểm.


LỜI MỞ ĐẦU

Chúng ta đã biết, nhà Nguyễn (1802 – 1945) chính là triều đại cuối cùng của nước ta thời kì phong kiến. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công nước ta. Do chế độ quân chủ chuyên chế cực đoan, lỗi thời và bảo thủ của nhà Nguyễn đã làm nước ta rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp. Bởi đất nước mất quyền độc lập tự chủ và phải chịu sự thống trị khắc nghiệt của thực dân Pháp nên chính quyền phong kiến thời Nguyễn bấy giờ đã có những biến đổi so với thời kì độc lập tự chủ. Để hiểu rõ hơn về những biến đổi đó mà chủ yếu là những biến đổi về nhà nước, sau đây em xin phân tích đề tài: 

Những chuyển biến về nhà nước của triều Nguyễn trong thời kì Pháp thuộc.

NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận

1. Khái quát về triều Nguyễn

Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, kéo dài là 143 năm, trải qua 10 đời vua. Triều đại Nhà Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ XIX.

2. Khái quát chung về hoàn cảnh lịch sử

Ngày 1/9/1858, đế quốc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Thời gian đầu, triều đình đã tự tổ chức đồng thời phối hợp với quần chúng nhân dân kháng chiến chống Pháp làm cho kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại. Sau thất bại, Pháp thực hiện phương châm “tằm ăn lá”, là chiếm dần đất, lấn dần chủ quyền và từng bước thiết lập bộ máy cai trị. Sau 26 năm chiến tranh (1858-1884), qua 4 bản hiệp ước kí với triều đình nhà Nguyễn, Pháp đã dần dần biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. 

II. Những chuyển biến về nhà nước của triều Nguyễn trong thời kì Pháp thuộc.

Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nền kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc, đặc biệt là những chuyển biến về mặt nhà nước.

1. Hai hệ thống chính quyền song song tồn tại trong một phạm vi lãnh thổ: chính quyền đô hộ, chính quyền Nam triều

Nam Kì là đất “thuộc địa” của thực dân Pháp, ở Trung Kì và Bắc Kì tồn tại song song hai hệ thống chính quyền: Chính quyền của người Pháp (chính quyền đô hộ) và chính quyền Nam triều. Ngoài đất “thuộc địa” chính quyền người Pháp được tổ chức tới tất cả các cấp thì ở Nam Kì và Trung Kì chính quyền đô hộ chỉ tổ chức được tới cấp tỉnh, còn lại do chính quyền nhà Nguyễn quản lí. 

Chính quyền đô hộ được xây dựng dựa trên nguyên tắc giống ở Pháp: thành lập Liên bang Đông Dương đứng đầu là viên Toàn quyền Đông Dương và có các cơ quan phụ tá của Toàn quyền Đông Dương. Chính quyền đô hộ được thiết lập ở cả 3 kỳ: Bắc kỳ là đất “nửa bảo hộ” đứng đầu là Thống sứ; Trung kỳ là đất “bảo hộ” đứng đầu là Khâm sứ; Nam kỳ là đất “thuộc địa”, đứng đầu chính quyền là Thống đốc. 

nhung-chuyen-bien-ve-nha-nuoc-cua-trieu-nguyen-trong-thoi-ky-phap-thuocnhung-chuyen-bien-ve-nha-nuoc-cua-trieu-nguyen-trong-thoi-ky-phap-thuoc

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com