Những yêu cầu đối với việc đặt máy rút tiền tự động

Những yêu cầu đối với việc đặt máy rút tiền tự động (ATM). Nơi đặt ATM, và biểu tượng trên thẻ ATM.

nhung-yeu-cau-doi-voi-viec-dat-may-rut-tien-tu-dongnhung-yeu-cau-doi-voi-viec-dat-may-rut-tien-tu-dongNhững yêu cầu đặt ra với máy rút tiền tự động (ATM). Nơi đặt ATM, và biểu tượng trên thẻ ATM.


Thẻ ATM có thể được hiểu là một thẻ ghi nợ, có chức năng thực hiện các giao dịch tự đồng, dùng để thực hiện các giao dịch tự đồng tại máy rút tiền tự động.

Máy rút tiền tự động (ATM) là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khác hàng, thực hiện thông qua thẻ ATM hay các thiết bị khác, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch.

Những yêu cầu đặt ra với ATM được quy định cụ thể tại Thông tư 20/2016/TT-NHNN như sau:

+ Tại nơi đặt ATM phải niêm yết số điện thoại và địa chỉ liên hệ của đơn vị quản lý vận hành ATM để khách hàng biết liên hệ khi gặp sự cố trong giao dịch; thủ tục, thời hạn tra soát, khiếu nại.

+ Tại nơi đặt ATM phải có hướng dẫn hoặc biểu tượng để khách hàng nhận biết các loại thẻ được chấp nhận thanh toán, bản hướng dẫn khách hàng sử dụng ATM, tên hoặc số hiệu ATM, các dịch vụ cung cấp tại ATM, các loại phí liên quan; những nội dung này thể hiện dưới dạng bản in hoặc trên màn hình ATM.

+ ATM phải có biểu tượng hướng dẫn cách đưa thẻ vào đầu đọc tại vị trí đầu đọc thẻ. Ký hiệu phải được thể hiện một cách dễ hiểu, khách hàng có thể sử dụng.

+ ATM cho phép khách hàng giao dịch tối thiểu bằng hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh. Khách hàng sử dụng ATM khi đưa thẻ ATM vào ATM để giao dịch sẽ được lựa chọn một trong các ngôn ngữ phù hợp để tiện lợi cho việcc thực hiện giao dịch.

+ Biên lai giao dịch ATM phải rõ ràng, dễ đọc, có thể in bằng ngôn ngữ tiếng Việt hoặc tiếng Anh theo lựa chọn của khách hàng. Các thông tin trên biên lai tối thiểu phải thể hiện: Tên tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trang bị ATM, tên hoặc số hiệu ATM, loại giao dịch, mã giao dịch, ngày tháng và thời gian thực hiện giao dịch, số tiền giao dịch, phí giao dịch, số dư cuối (đối với giao dịch nội mạng).

+ Có hình thức nhắc nhở khách hàng không để quên thẻ hoặc quên tiền sau giao dịch ATM. Trường hợp ATM được cài đặt trả tiền sau khi trả thẻ thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải hướng dẫn khách hàng chờ một thời gian nhất định để nhận tiền sau khi ATM trả thẻ, đề phòng cả trường hợp tiền ra chậm do tốc độ chậm của đường truyền.

nhung-yeu-cau-doi-voi-viec-dat-may-rut-tien-tu-dongnhung-yeu-cau-doi-voi-viec-dat-may-rut-tien-tu-dong

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.0191

+ Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không được áp đặt hạn mức cho một lần rút tiền tại ATM thấp hơn 5 triệu đồng đối với giao dịch nội mạng và 3 triệu đồng đối với giao dịch liên ngân hàng.

+ ATM phải ghi chép và lưu trữ đầy đủ nhật ký giao dịch và các thông tin liên quan để đáp ứng yêu cầu tra soát, kiểm tra và giải quyết tranh chấp.

Nhật ký giao dịch ATM phải rõ ràng, dễ đọc. Các thông tin trên nhật ký giao dịch ATM tối thiểu phải bao gồm các dữ liệu: tên hoặc số hiệu ATM; số thẻ; mã giao dịch; ngày giao dịch; thời gian giao dịch; số tiền giao dịch; số tờ tiền theo từng loại mệnh giá được trả ra; đối với giao dịch thành công, nhật ký phải thể hiện tiền đã được máy trả ra.

Dữ liệu giao dịch và nhật ký giao dịch ATM phải được đảm bảo tính toàn vẹn và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com