Phạm vi xét xử vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm

Phạm vi xét xử vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm. Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Dân sự 9 điểm.

Phạm vi xét xử vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm. Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Dân sự 9 điểm.


MỞ ĐẦU

Để giải quyết đúng vụ án dân sự và bảo vệ được quyền và lợi ích của các đương sự pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định một vụ án được xét xử qua cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, bên cạnh đó còn có thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm và tái thẩm. Vì có sự phân cấp xét xử nên thẩm quyền, phạm vi của từng cấp xét xử cũng được quy định một cách khá cụ thể ở trong BLTTDS 2004. Việc nghiên cứu phạm vi xét xử của tòa sơ thẩm và phúc thẩm có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì lý do đó, trong bài tập lớn cuối kỳ em xin chọn đề tài: “ Phạm vi xét xử xét xử vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan đến vấn đề này ”

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Phạm vi xét xử vụ án dân sự của Tòa án theo quy định của Luật tố tụng dân sự

Khái niệm phạm vi xét xử của tòa án 

Khái niệm phạm vi xét xử của tòa án hiện nay chưa được quy định ở trong Luật tố tụng dân sự. Khái niệm phạm vi xét xử trong tố tụng dân sự cũng có nội hàm gần với khái niệm giới hạn xét xử trong tố tụng hình sự. Theo đó, có thể hiểu rằng,giới hạn hay phạm vi xét xử của tòa án không phải là vô hạn, thể hiện ý chỉ chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng mà nó được luật hóa. Tùy vào nội dung, tính chất của vụ việc đưa ra xét xử. Nếu như trong tố tụng hình sự quy định giới hạn xét xử của tòa án chính là phạm vi những người, những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố trong cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử. Chính yếu tố này, làm cho tòa án luôn là cơ quan xét xử chứ không phải là cơ quan buộc tội. Trong tố tụng dân sự, vi tính chất của dân sự là việc tư của đương sự, nên bao giờ luật cũng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Tòa án trong xét xử vụ việc dân sự chỉ là cơ quan đứng ra giải quyết những mối xung đột, những sự kiện pháp lý mà đương sự cung cấp. Vì vậy, khác với tòa án hình sự là dựa trên cáo trạng của Viện kiểm sát thì trong tố tụng hình sự Tòa án xác định phạm vi xét xử của mình dựa trên cơ sở yêu cầu của đương sự, thể hiện ở hình thức là đơn kiện, đơn yêu cầu.

Từ những phân tích trên em xin đưa ra một cách hiểu về phạm vi xét xử của tòa án trong tố tụng dân sự: “Phạm vi xét xử của tòa án là những nội dung mà Tòa án được xem xét, giải quyết trên cơ sở yêu cầu của đương sự và tiến hành dựa trên quy định của pháp luật tố tụng dân sự”

Ý nghĩa của phạm vi xét xử vụ án dân sự

Việc xác định phạm vi xét xử vụ án dân sự của tòa án một cách hợp lý, khoa học trên cơ sở tôn trọng quyền định đoạt của các đương sự và các nguyên tắc khác của luật tố tụng hình sự tránh được tình trạng Tòa án quá “dài tay” trong việc xét xử. Phạm vi xét xử của Tòa án còn tạo điều kiện cần thiết cho Tòa án giải quyết đúng và trúng nội dung vụ án, góp phần cho tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ án dân sự. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. 

Cơ sở của việc quy định phạm vi xét xử

Thứ nhất: Theo nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự: Đây là một trong những nguyên tắc đảm bảo quyền tham gia tố tụng của các đương sự. Theo đó, các đương sự có quyền trong việc tự quyết định quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích đó. Quyền tự định đoạt của các đương sự được quy định là một nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng dân sự. Nội dung của nguyên tắc quyền định đoạt của đương sự xác định quyền của đương sự tự quyết định về việc tham gia tố tụng dân sự, tự quyết định quyền và nghĩa vụ của họ trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật và trách nhiệm của tòa án giải quyết trongphạm vi yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, để phù hợp với nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự nói riêng và các nguyên tắc trong giao lưu dân sự nói chung thì LTTDS quy định về phạm vi xét xử sơ thẩm tại điều 5 Luật tố tụng dân sự.

pham-vi-xet-xu-vu-an-dan-su-cua-toa-an-cap-so-tham-phuc-thampham-vi-xet-xu-vu-an-dan-su-cua-toa-an-cap-so-tham-phuc-tham

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com