Phân biệt người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với người đại diện của đương sự

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng từ khi đương sự nhờ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của họ và được Toà án chấp nhận.

Phân biệt người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với người đại diện của đương sự:

      Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng từ khi đương sự nhờ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của họ và được Toà án chấp nhận. Tuy cùng tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự nhưng việc tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác với người đại diện của đương sự(ở đây là người đại diện theo uỷ quyền).

Thứ nhất: Người đại diện theo ủy quyền trong  Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.Như vậy, người đại diện theo ủy quyền của đương sự tham gia tố tụng cũng nhằm mục đích chính là nhân danh và thay mặt người được đại diện(đương sự) bảo vệ quyền và lợi ích của chính người được đại diện, tất nhiên, là thực hiện các quyền,nghĩa vụ tố tụng dân sự trong phạm vi ủy quyền. Còn người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng song song cùng với đương sự. Khi tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có vị trí pháp lý độc lập với đương sự, không bị ràng buộc bởi việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự như người đại diện.

      Thứ hai: Người đại diện theo ủy quyền của đương sự sẽ nhân danh, thay mặt đương sự mà mình đại diện thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự đó. Theo đó, khi tham gia tố tụng dân sự, người đại diện theo ủy quyền sẽ sử dụng tất cả các quyền của đương sự để bảo vệ lợi ích của đương sự, cũng như sẽ thay mặt đương sự thực hiện nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự. Còn việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chủ yếu bằng việc hỗ trợ, giúp đỡ đương sự về nhận thức pháp luật và bằng việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự chỉ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được quy định tại Điều 64  BLTTDS. Các quyền này của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hẹp hơn (hay nói cách khác là hạn chế hơn) các quyền của đương sự. Đương sự cũng được pháp luật tố tụng quy định có tất cả các quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tóm lại, đương sự hoặc người đại diện theo ủy quyền của đương sự hoàn toàn có thể thực hiện đầy đủ các quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Sở dĩ có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là bởi vì đương sự (hoặc người đại diện theo ủy quyền của đương sự) không đủ kiến thức, hiểu biết cũng như trình độ để tự bảo vệ quyền và lợi ích cho mình (hoặc cho Người mà họ đại diện) và họ phải nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Tuyệt nhiên không phải vì đương sự (hoặc người đại diện theo ủy quyền của đương sự) không có hoặc không thể thực hiện được các quyền mà tố tụng dân sự đã quy định cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

       Thứ ba: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia tố tụng từ khi khởi kiện (Điều 64 khoản 1). Trong thực tế, điều này ít ý nghĩa đối với người đại diện theo ủy quyền vì chỉ sau khi Tòa án thụ lý thì người bảo vệ mới được cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

phan-biet-nguoi-bao-ve-quyen-va-loi-ich-hop-phap-cua-duong-su-voi-nguoi-dai-dien-cua-duong-suphan-biet-nguoi-bao-ve-quyen-va-loi-ich-hop-phap-cua-duong-su-voi-nguoi-dai-dien-cua-duong-su

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.0191    

      Thứ tư: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được “Nghiên cứu hồ sơ vụ án” (Điều 64 khoản 2). Đối với đương sự,  BLTTDS  không nói rõ quyền nghiên cứu hồ sơ mặc dù là đương sự có quyền được biết, ghi chép và sao chụp các chứng cứ có trong hồ sơ(điểm d khoản 2 Điều 58).

      Thứ năm: Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự tại điểm l khoản 2 Điều 58 thì đương sự có quyền:

“Đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác”.

Còn tại phiên tòa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quyền trực tiếp đặt câu hỏi với những người tham gia tố tụng khác:

“….việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tụng khác…” (Điều 222 BLTTDS).

Như vậy, đương sự có quyền hỏi tại phiên toà xét xử sơ thẩm. Nghĩa là người đại diện theo ủy quyền của đương sự tại phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ thay mặt đương sự thực hiện việc hỏi tại phiên tòa đối với những người tham gia tố tụng khác (kể cả người làm chứng) để bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự mà người đó đã làm đại diện. Thực chất thì điều 222 BLTTDS cũng cho đương sự các quyền ngang với quyền của người bảo vệ, sự khác biệt có chăng chỉ là thứ tự hỏi(đương sự đặt câu hỏi sau người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com