Phân tích khái niệm thương nhân

Phân tích khái niệm thương nhân. Bài tập cá nhân Luật Thương mại 9 điểm.

Trong cuộc sống cụm từ thương nhân không hề xa lạ gì với mỗi người và thương nhân được coi là chủ thể chủ yếu của luật thương mại.Thương nhân có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác hoặc hộ gia đình.Trong khoa học pháp lí cũng như trong pháp luật thực định của Việt Nam tồn tại 3 khái niệm có nội hàm và ngoại diện cơ bản giống nhau đó là doanh nghiệp, thương nhân và thương gia. Khái niệm thương nhân luôn được xác định trong pháp luật thương mại của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Ở Việt Nam khái niệm thương nhân được quy định tại khoản 1 điều 6 Luật thương mại 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”. Từ khái niệm thương nhân được xác định trên đây, có thể thấy những đặc điểm pháp lí của thương nhân cụ thể như sau.

Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại

Hành vi thương mại và thương nhân có mối quan hệ logic với nhau thể hiện trong Luật thương mại năm 1997 hay chính trong khoản 1 điều 6 Luật thương mại năm 2005. Như vậy, thương nhân là chủ thể thực hiện hành vi thương mại. Muốn xem một chủ thể có phải là thương nhân hay không thì phải xem chủ thể đó có thực hiện hành vi thương mại hay không? Đây được coi là một đặc điểm không thể tách rời của thương nhân và cũng là tiêu chí để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác.Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng đều lấy dấu hiệu “thực hiện hành vi thương mại” làm tiêu chí để xác định khái niệm thương nhân.

Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình.

Khoản 1 điều 6 Luật thương mại Việt Nam 2005 quy định, thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập. Theo tinh thần của pháp luật thương mại, thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi  ích của bản thân mình là dấu hiệu cần thiết để xác định chủ thể tham gia vào các hoạt động thương mại có phải là thương nhân hay không? Bởi trên thực tế, hoạt động thương mại thường có nhiều người tham gia vào như người làm công, các nhân viên quản lí điều hành…nên cần phải dựa vào tính độc lập trong thực hiện hành vi của chủ thể để có thể xác định chủ thể có tư cách thương nhân. Thương nhân sẽ thực hiện hành vi thương mại môt cách tự thân, nhân danh mình, vì lợi ích của bản thân mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi thương mại của mình. Những người làm côngăn lương, người quản lí điều hành một chi nhánh hay một cửa hang thương mại thì chưa được coi là một thương nhân vì họ thực hiện những hành vi thương mại vì lợi ích của ông chủ…Chính vì vậy, có thể nói, nếu thiếu đặc điểm thứ hai này thì chủ thể cũng sẽ không có tư cách thương nhân.

Thứ ba, thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên.

Một trong các dấu hiệu pháp lí không thể thiếu để xác định tư cách thương nhân đó chính là hoạt động thương mại thường xuyên.Điều này được phản ánh khá rõ nét trong pháp luật thương mại của các nước trong đó có Việt Nam. 

phan-tich-khai-niem-thuong-nhan-luat-thuong-maiphan-tich-khai-niem-thuong-nhan-luat-thuong-mai

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com