Pháp luật quốc tế về quyền phụ nữ. Bài tập học kỳ Quyền con người 9 điểm.
Pháp luật quốc tế về quyền phụ nữ. Bài tập học kỳ Quyền con người 9 điểm.
1.QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỂ PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
Vấn đề đấu tranh cho quyền của phụ nữ đã có từ rất lâu (khoảng thế kỷ XVIII) nhưng quyển của phụ nữ chỉ được chính thức đề cập trong luật quốc tế từ khi Liên Hợp Quốc ra đời. Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 khẳng định ngay trong lời nói đầu về “…bình đẳng về quyền giữa phụ nữa và đàn ông…” Kể từ đây, quyền của người phụ nữa đã được ghi nhận trong rất nhiều những tuyên ngôn, công ước quốc tế.Trong đó có thể kể đến “Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người” năm 1948 đã xác lập nguyên tắc nền tảng bảo vệ cho quyền phụ nữ tại điều 1 và điều 2 khi khẳng định: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”.Tiếp theo Tuyên ngôn này, hàng loạt các tuyên bố khác và điều ước quốc tế đã được Liên Hợp Quốc thông qua nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ mà nổi bật công ước CEDAW về xóa bỏ mội hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Có thể nói CEDAW là văn kiện quan trọng và toàn diện nhất về quyền bình đẳng của phụ nữ. Tinh thần của Công ước được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu của Liên hợp quốc nhằm bảo đảm nhân cách, phẩm giá và các quyền cơ bản của con người cũng như quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.
Việt Nam thuôc vào nhóm quốc gia sớm tham gia công ước CEDAW (1982). Ngay sau khi tham gia công ước, Việt Nam đã tích cực chuyển hóa những quy định của pháp luật quốc tế thành các quy định của pháp luật quốc gia, phù hợp với công ước quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Về cơ bản, sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế được thể hiện trên một số phương diện ví dụ như:
ü Về kĩnh vực chính trị: Tương ứng với điều 7,8 của Công ước CEDAW và điều 25 của công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 thì điều 63 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi năm 2001) quy định: “Công dân, nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.” Như vậy, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất đã ghi nhận một cách cụ thể về quyền trong lĩnh vực chính trị của phụ nữ
ü Về lĩnh vực lao động, việc làm: Tương ứng với điều 11 CEDAW, điều 14 của công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 điều 109 Bộ luật Lao động quy định : “nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng một mặt với nam giới…”
ü Về lĩnh vực giáo dục: Trên cơ sở nội dung của điều 10 công ước CEDAW điều 63 Hiến pháp 92 quy định: phụ nữ và nam giới bình đẳng với nam giới về phương diện văn hóa, xã hội. Cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp điều 14 luật bình đẳng giới năm 2006 quy định nam nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bòi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lựa chọn ngành nghề học tập, đào tạo tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.
Ngay sau khi trở thành thành viên của Công ước CEDAW năm 1982, pháp luật Việt Nam khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã luôn chú ý đến đối tượng này nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất quyền của người phụ nữ. thể hiện thông qua hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001); Luật Bầu cử đại biểu quốc hội 1997 (sửa đổi bổ sung 2001); Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, “Luật đất đai 2013”; Bộ luật Dân sự 2005, …Đặc biệt, sự ra đời của Luật Bình đẳng giới 2006 được coi là bước ngoặt quan trọng trong việc tạo ra các hành lang pháp lý liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Người phụ nữ. Sau khi có Luật bình đẳng giới, việc lồng ghép giới đã trở thành một quy trình, thủ tục pháp lý bắt buộc khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và bảo đảm quyền của người phụ nữ nói riêng được thực chất và toàn diện hơn.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản