Phép lịch sự xã giao trong lễ tân ngoại giao

Phép lịch sự xã giao trong lễ tân ngoại giao. Bài tập học kỳ Lễ tân ngoại giao 8 điểm.

Phép lịch sự xã giao trong lễ tân ngoại giao. Bài tập học kỳ Lễ tân ngoại giao 8 điểm.


1 – Khái quát chung về phép lịch sự ngoại giao trong lễ tân ngoại giao.

Phép lịch sự xã giao nói chung là phép xử thế giữ người với người trong đời sống xã hội nhằm bày tỏ lòng tự trọng và tôn trọng mọi người trong quan hệ xã hội.

Đối với tư duy của cá nhân em thì  “Phép lịch sự xã giao trong lễ tân ngoại giao”được hiểu là phép xử sự (xử thế) giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế hoặc giữa các công dân với nhau có tư cách nhà nước. Phép lịch sự xã giao trong lễ tân ngoại giao đặc biệt quan trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài vì khi đó hoạt động của cán bộ đối ngoại không mang tính chất đại diên cho cá nhân mà là đại diện cho cả quốc gia.

Nhìn nhận lại diễn biến lịch sử của dân tộc, cá nhân em thấy rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là bậc thầy của lễ tân ngoại giao. Hồ Chí Minh chính là người đã kết hợp một cách sâu sắc, tinh tế và tế nhị giữa phép lịch sự ngoại giao và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong ngoại giao quốc tế. Chúng ta cần học hỏi và áp dụng có sáng tạo những kinh nghiệm đó của Người để bảo đảm cho công việc trong lễ tân ngoại giao nói chung và phép lịch sự ngoại giao nói riêng diễn ra trôi chảy, có hiệu quả và quan trọng nhất là thể hiện được nét đẹp trong cách xử thế của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

2 – Nội dung của phép lịch sự xã giao trong lễ tân ngoại giao. 

a, Chào hỏi, bắt tay

Ngày nay nhu cầu giao tiếp ngày càng mở rộng. Trong giao tiếp, tục ngữ Việt nam có câu “ lời chào cao hơn mâm cỗ” thể hiện sự thân thiên và sự tôn trọng lẫn nhau. Chào hỏi, bắt tay không chỉ biểu lộ tình cảm mà còn là phép lịch sự xã giao. Song chào, hỏi và bắt tay như thế nào lại là vấn đề tế nhị, cần cân nhắc cho phù hợp.

Chào hỏi có nhiều cách: bằng lời nói, nụ cười hay khóe mắt; bằng gật đầu, giơ tay, ngả mũ, khẽ cúi đầu…Tùy theo cương vị, lứa tuổi để vận dụng cách nào cho đúng. Khi gặp nhau thì nam chào nữ trước, trẻ chào già trước, người mới đến chòa người đến trước, người từ ngoài vào chòa người ở trong phòng.

Không rõ là thói quen bắt tay có từ bao giờ và nguồn gốc từ đâu, nhưng có lẽ đến giờ mọi người đều thừa nhận một điều hiển nhiên rằng bắt tay là một cử chỉ quen thuộc và cần thiết trong mọi cuộc giao tiếp. Bắt tay là một hành vi phổ quát toàn nhân loại. Khi một ai đó từ chối bắt tay đối tác (điều này chúng ta rất hay gặp trong các nghi thức ngoại giao quốc tế) tức là quan hệ giữa họ đang có “vấn đề”.

Cần phải lưu ý đừng vì phấn khích quá mà bóp tay quá mạnh và nắm mãi không rời (dù tình cảm có nồng nàn đến mấy), nhất là bên cạnh đang còn có bao người cần đáp lễ hoặc là người mà ta bắt tay lại là một phụ nữ. Ngược lại, cũng có người bắt tay chiếu lệ, quá hờ hững cho qua. Ta chưa kịp nắm lấy họ đã vội buông ra ngay, bắt tay người này nhưng mắt lại nhìn sang người khác, làm cho người tiếp xúc cảm thấy hẫng hụt như mình bị coi thường, không được tôn trọng. Và cũng có vị (nhất là các vị chức sắc), lại có thái độ phân biệt, chỉ chú ý tới các khách quan trọng và dành sự vồn vã cho các họ. Điều đó, sẽ làm cho những vị khách còn lại không hài long và có thái độ phản cảm đối với quốc gia tiếp đón.

Bắt tay khi chào hỏi là một cử chỉ thường gặp nhất và đã trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta. Tuy nhiên, cái bắt tay có thể biểu lộ nhiều điều. Để biểu lộ sự thân thiện và lòng kính trọng với người đối diện, chúng ta nên đưa cả bàn tay ra bắt với một cái siết nhẹ có sinh khí, đồng thời nhìn vào mặt đối phương và mỉm cười.

phep-lich-su-xa-giao-trong-le-tan-ngoai-giaophep-lich-su-xa-giao-trong-le-tan-ngoai-giao

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com