Quá trọng tải hàng hóa 50% bị xử phạt như thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Quá trọng tải hàng hóa 50% bị xử phạt như thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi xe của em có trọng tải là 950 kg lúc đang chở hàg thì bị Cảnh sát giao thông đưa vào trạm cân thì ghi rõ là quá tải 50% thì mức phạt là bao nhiêu ạ. Nhưng lúc cân thì lại tính theo giấy quy đinh sec xe gì đó. Và ghi là quá tải 50%?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Do thông tin bạn cung cấp không rõ ràng nên chia ra 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1, vượt quá trọng tải hàng hóa
Căn cứ vào Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
+ Tại điểm a khoản 5 Điều 24 quy định về mức phạt như sau:
“5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%”.
+ Điểm d khoản 9 Điều 30 quy định như sau:
“9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 24 Nghị định này”
Căn cứ vào quy định này thì trường hợp vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50% thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô giao phương tiện cho người khác lái mà vi phạm.
Đồng thời căn cứ vào khoản 9, 10 Điều 24 Nghị định 46/2016/NĐ-CP còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm.
Trường hợp 2, vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường:
Tại điểm d khoản 3 Điều 33 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
“3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
d) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng”.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Căn cứ vào quy định này thì trường hợp vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời căn cứ vào khoản 7 Điều 33 Nghị định 46/2016/NĐ-CP còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.