Quy định của pháp luật về quyền đòi nợ

Quy định của pháp luật về quyền đòi nợ. Theo đó, quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự.

1. Quyền đòi nợ:

Quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự : Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó có quy định Quyền đòi nợ là một quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.Và quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản theo quy định hiện hành Điều 163 “Bộ luật dân sự năm 2015”, cụ thể: Tài sản bao gồm: Vật, Tiền, Giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Như vậy, có thể hiểu quyền đòi nợ tự thân nó là một tài sản. Ðối tượng của quyền đòi nợ chính là khoản tiền sẽ được thanh toán vào một thời điểm nhất định.

2.Giao dịch có đối tượng quyền đòi nợ:

a. Chuyển giao quyền đòi nợ

Theo quy định của pháp luật thì Quyền đòi nợ là một quyền về tài sản, theo đó bên có quyền đòi nợ có thể yêu cầu bên mắc nợ phải trả nợ hoặc có quyền yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên mắc nợ phải trả nợ, đây là một quyền yêu cầu hợp pháp.

Quyền đòi nợ là một quyền yêu cầu do đó được phép chuyển giao theo quy định về chuyển giao quyền yêu cầu, khi đó bên nhận thế quyền sẽ là bên có quyền đòi nợ đối với bên có nghĩa vụ trả nợ.

Việc chuyển giao quyền đòi nợ sẽ theo các quy định sau:

Về chuyển giao:

Điều 309 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về việc Chuyển giao quyền yêu cầu:

  • Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận.
  • Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao cho người thế quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu.
  • Những quyền yêu cầu sau đây không được chuyển giao:

+ Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

+ Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận là không được chuyển giao quyền yêu cầu;

+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Hình thức chuyển giao:

Điều 310 Bộ luật Dân sự quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản; trong trường hợp pháp luật có quy định phải lập thành văn bản, phải công chứng, chứng thực, phải xin phép thì tuân thủ theo quy định đó.

Không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ:

Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu.

Bên có nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện:

Điều 314 Bộ luật Dân sự có quy định: Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ:

“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu hoặc người thế quyền không chứng minh được tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.

Trong trường hợp Bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình nữa”.

Trách nhiệm của người chuyển giao quyền yêu cầu:

Điều 312 quy định về việc không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu:

“Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

b. Mua bán

Quyền đòi nợ còn xác định là đối tượng mua bán trong hợp đồng mua bán giữa các bên. Tại Điều 449 Bộ luật Dân sự cũng quy định về việc Mua bán quyền tài sản thì Quyền đòi nợ là một quyền tài sản được đem ra để mua bán. Thực tiễn có những doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ.

Nhìn chung, các quy định của Bộ luật dân sự đã giải quyết được về cơ bản các vấn đề pháp lý đặt ra đối với giao dịch này. Tuy vậy, các nhà làm luật chưa đề cập tới tính đối kháng của các phương tiện phòng vệ (hủy hợp đồng, bù trừ nghĩa vụ,…) mà bên có nghĩa vụ trả nợ có thể viện ra để từ chối thanh toán hay chỉ thanh toán một phần quyền đòi nợ đã được chuyển giao.

Quy-dinh-cua-phap-luat-ve-quyen-doi-no (1).jpgQuy-dinh-cua-phap-luat-ve-quyen-doi-no (1).jpg

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

c. Thế chấp

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về thế chấp từ Điều 342 đến Điều 357 về thế chấp tài sản thì Quyền đòi nợ là một tài sản nên được quyền thế chấp tài sản theo quy định của Bộ luật này. Quyền đòi nợ được đem thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác trong hệ thống các văn bản pháp luật về Đăng ký giao dịch bảo đảm.

Pháp luật chuyên ngành quy định về giao dịch bảo đảm và quy định về việc thế chấp quyền đòi nợ như sau:

Nghị định số 63/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về Giao dịch bảo đảm có quy định về quyền đòi nợ như sau:

“Điều 22 Thế chấp quyền đòi nợ:

Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.

Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

Yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ;

Cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu;

Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau:

Thanh toán cho bên nhận thế chấp theo quy định tại điểm a khoản 2 điều này;

Yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp”.

Như vậy, quyền đòi nợ được phép thế chấp theo quy định của pháp luật, tuy nhiên cơ sở pháp lý vẫn có nhiều điểm chưa rõ ràng, rất dễ xảy ra tranh chấp giữa các bên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com