Quy định của pháp luậtvề vấn đề minh bạch trong kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm, chất vấn

Quy định của pháp luật về vấn đề minh bạch trong kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm kỷ luật và chất vấn

quy-dinh-cua-phap-luat-ve-van-de-minh-bach-trong-kiem-tra-thanh-tra-khen-thuong-xu-ly-vi-pham-ky-luat-va-chat-van

Quy định về vấn đề minh bạch trong kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm, chất vấn

+ Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hoạt động ngân sách. Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc nhân dân tham gia vào giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước. Và quy định này hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Công dân cơ quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương cả nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo pháp luật  và nghị quyết của Quốc hội ( Điều 28, Điều 70 Hiến pháp Việt Nam năm 2013).

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban Nhân dân các cấp, đơn vị dự toán cấp trên, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị và nhân dân chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai tài chính của các cơ quan, đơn vị. 

+ Đối với những hành vi vi phạm trong hoạt động công khai minh bạch cần phải bị xử lý nhằm tăng cường tính dăn đe thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Theo quy định tại mục 3 phần III Thông tư số 21/2005/ TT – BTC hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thì các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về công khai tài chính là những hành vi sau đây: Công khai không đầy đủ nội dung, hình thức, thời gian quy định; Công khai số liệu sai sự thật; Công khai những số liệu thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; Không thực hiện báo cáo hoặc báo cáo chậm thời gian, báo cáo sai sự thật.Đối với những hành vi này thì tùy mức độ mà có cách xử lý khác nhau. Việc xử lý những hành vi không công khai tài chính cũng chính là một phần của việc xử lý hành vi không minh bạch. Vì không có công khai thì không thể có minh bạch.

+ Các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng được tiếp nhận thông tin công khai tài chính theo các qui định đều có quyền chất vấn cơ quan, tổ chức, đơn vị về các nội dung công khai tài chính.

Thủ trưởng các đơn vị dự toán, các tổ chức được ngân sách hỗ trợ có trách nhiệm công khai tài chính theo quy định phải trả lời chất vấn về các nội dung công khai tài chính. Việc trả lời chất vấn phải được thực hiện bằng văn bản và gửi tới tổ chức, cá nhân chất vấn.

tai-xuongtai-xuong

>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191

Thủ trưởng đơn vị bị chất vấn phải trả lời cho tổ chức, cá nhân chất vấn chậm nhất sau 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn. Trường hợp nội dung chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị trả lời thì phải có văn bản hẹn ngày trả lời cụ thể cho tổ chức, cá nhân chất vấn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được nội dung chất vấn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com