Quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

Quy phạm pháp luật (QPPL) thuế được hiểu là những quy tắc xử sự chung do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

quy-dinh-phap-luat-ve-thue-thu-nhap-doanh-nghiep%281%29quy-dinh-phap-luat-ve-thue-thu-nhap-doanh-nghiep%281%291.     Khái niệm
      Pháp luật về thuế TNDN là một bộ phận của pháp luật thuế nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. Pháp luật về thuế TNDN là tập hợp các quy phạm pháp luật thuế do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thuế TNDN.

 

      Quy phạm pháp luật (QPPL) thuế được hiểu là những quy tắc xử sự chung do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thuế phát triển theo một định hướng nhất định.
       Pháp luật về thuế TNDN là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để huy động nguồn thu cho ngân sách. Bên cạnh đó, pháp luật về thuế TNDN còn đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Thông qua việc ban hành và thực hiện pháp luật thuế, Nhà nước thể chế hoá và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng của xã hội. Đối   với những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cần khuyến khích ngoài các quy định chung, pháp luật thuế TNDN còn có các quy định về ưu đãi, miễn, giảm thuế nhằm khắc phục sự suy thoái về tài chính, tạo sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp. Việc điều tiết thu nhập của các đối tượng nộp thuế nhằm thực hiện việc phân phối một cách công bằng hợp lý nguồn thu nhập nhận được trong nền kinh tế thị trường.
2.     Chủ thể
       Quan hệ pháp luật thuế TNDN là quan hệ thu, nộp thuế phát sinh giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân kinh doanh (cơ sở kinh doanh) có thu nhập, được các QPPL thuế TNDN điều chỉnh.
Do quan hệ pháp luật thuế TNDN là loại quan hệ pháp luật thuế cụ thể, nên cơ cấu chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế này xác định cụ thể bao gồm hai loại chủ thể sau:
   Thứ nhất, chủ thể thực hiện quyền thu thuế.
Trong quan hệ pháp luật thuế TNDN, chủ thể được nhân danh Nhà nước thực hiện quyền thu thuế TNDN đối với đối tượng nộp thuế chỉ là cơ quan thuế các cấp (do là loại thuế nội địa và hoạt động tạo ra thu nhập của đối tượng nộp thuế không bị giới hạn bởi địa giới hành chính). Đây là điểm khác biệt với quan hệ pháp luật thuế khác như thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất…

quy-dinh-phap-luat-ve-thue-thu-nhap-doanh-nghiep%281%29quy-dinh-phap-luat-ve-thue-thu-nhap-doanh-nghiep%281%29

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.0191    

  Thứ hai, chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế TNDN.
Tại Điều 2 Luật thuế TNDN 2008 quy định: Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (gọi là doanh nghiệp) bao gồm: doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
3.    Mục đích
–    Tạo cho Nhà nước một khoản thu gắn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung;
–    Bao quát và điều tiết được các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường;
–    Thông qua ưu đãi về thuế suất, về miễn thuế, giảm thuế, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam;
–    Tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần và trong tiến trình hội nhập ở nước ta hiện nay.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com