Quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường sắt

Quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường sắt. Quy định về các phương tiện, khu vực đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.

Trong thời gian gần đây, tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông đường sắt nói riêng đang gia tăng một cách nhanh chóng cả về số vụ và số người thương vong. Nhằm hạn chế các vụ tai nạn giao thông đường sắt, cũng như đảm bảo an toàn hành lang đường sắt, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 37/2014/TT-BGTVT quy định về phạm vi bảo vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị. Hiện tại, ở Việt Nam, các công trình giao thông đường sắt chủ yếu được thiết kế, xây dựng trên mặt đất và theo Mục 2, Chương II của Thông tư 37/2014/TT-BGTVT, phạm vi bảo vệ các công trình giao thông đường sắt trên mặt đất bao gồm khu gian, nhà ga và đề-pô được quy định như sau:

Thứ nhất là khu gian. Theo quy định tại Điều 3, Khoản 6, Thông tư 37/2014/TT-BGTVT, khu gian là đoạn tuyến đường sắt nối hai nhà ga liền kề. Theo đó, phạm vi bảo vệ khu gian được quy định tại Điều 7 của Thông tư trên:

“ Điều 7. Trên khu gian

1. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị theo phương thẳng đứng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.

2. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị theo phương nằm ngang không nhỏ hơn trị số sau:

a) Đối với đường đắp là 3,0 mét (m), tính từ chân nền đắp hoặc mép ngoài chân tường chắn đất trở ra hai bên (mô tả chi tiết tại Hình vẽ số 1 Phụ lục I của Thông tư này);

b) Đối với đường đào là 3,0 mét (m), tính từ mép đỉnh nền đào hoặc mép trong đỉnh tường chắn đất trở ra hai bên (mô tả chi tiết tại Hình vẽ số 2 Phụ lục I của Thông tư này);

c) Đối với nền đường không đắp, không đào là 6,1 mét (m), tính từ tim đường ngoài cùng trở ra hai bên (mô tả chi tiết tại Hình vẽ số 3 Phụ lục I của Thông tư này).

3. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt đô thị theo phương nằm ngang đối với cầu có chiều dài dưới 20,0 mét (m), thực hiện theo quy định của phạm vi bảo vệ công trình đường hai đầu cầu (mô tả chi tiết tại Hình vẽ số 4 Phụ lục I của Thông tư này); đối với cầu có chiều dài từ 20,0 mét (m) trở lên, thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.

quy-dinh-ve-dam-bao-an-toan-giao-thong-duong-sat-2quy-dinh-ve-dam-bao-an-toan-giao-thong-duong-sat-2

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Thứ hai là nhà ga. Theo quy định tại Điều 3, Khoản 5, Thông tư 37/2014/TT-BGTVT, thì  nhà ga là nơi tàu dừng, đỗ, đón, trả khách; cung cấp các dịch vụ, tiện ích cần thiết cho hành khách đi tàu và lắp đặt các thiết bị, máy móc vận hành chạy tàu. Phạm vi bảo vệ ở nhà ga được quy định tại Điều 8, Thông tư trên:

Điều 8. Tại nhà ga

1. Phạm vi bảo vệ công trình của nhà ga đường sắt đô thị khi đi trên mặt đất được quy định như quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

2. Trường hợp nhà ga có tường rào bao quanh, phạm vi bảo vệ công trình của nhà ga tính từ mép ngoài tường rào trở vào.”

Thứ ba là đề-pô. Theo định nghĩa tại Điều 3, Khoản 4, Thông tư 37/2014/TT-BGTVT, Đề-pô (depot) là nơi lập tàu, tập kết tàu, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tàu và các tác nghiệp kỹ thuật khác. Theo đó, phạm vi bảo vệ đề-pô được quy định tại Điều 9 của Thông tư trên.

“ Điều 9. Tại đề-pô

Phạm vi bảo vệ công trình của đề-pô bao gồm tường rào, mốc chỉ giới và toàn bộ vùng đất, khoảng không phía trong tường rào, mốc chỉ giới.”

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com