Quy định về quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Lập dự toán ngân sách nhà nước.
Quy định về quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Lập dự toán ngân sách nhà nước.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào các anh chị. Em có câu hỏi này mong anh chị trả lời giúp em: Công trình Bệnh viện đã được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2010 và có nhiều vướng mắc phát sinh khối lượng so với dự toán được duyệt ban đầu, hiện nay các gói thầu vẫn chưa quyết toán xong do đó Chủ đầu tư chưa thanh toán hết 100% cho các nhà thầu (kể cả tư vấn). Số tiền còn lại hiện đang ở Kho bạc Nhà nước chờ quyết toán xong sẽ thanh toán hết. Do sắp hết thời hạn mà không giải ngân kịp thì sẽ bị TW thu hồi vốn (Nguồn vốn của TW), vì vậy Chủ đầu tư muốn chuyển số tiền đó ra gửi tại tài khoản của Chủ đầu tư tại ngân hàng đầu tư. Anh, chị cho em hỏi có văn bản nào quy định về vấn đề này không? Chủ đầu tư làm vậy có đúng quy định của Nhà nước không? Em xin chân thành cảm ơn.
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP
Luật ngân sách nhà nước 2002
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 29 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP quy định về quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình như sau:
“3. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 9 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 6 tháng đối với dự án nhóm B và 3 tháng đối với dự án nhóm C kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư.
Đối với công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng thuộc dự án đầu tư xây dựng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, sau khi kết thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tư thực hiện việc quyết toán, sử dụng vốn đầu tư theo niên độ theo quy định của Bộ Tài chính.”
Như bạn trình bày, nguồn vốn từ TW, từ ngân sách nhà nước. Theo quy định tại Điều 28 Luật ngân sách nhà nước 2002 quy định trách nhiệm, nghĩa vụ cá nhân được giao vốn từ ngân sách nhà nước như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191
“1. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách theo quy định của pháp luật;
2. Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính;
3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.”
Khoản 3 Điều 37 Luật ngân sách nhà nước 2002 quy định lập dự toán ngân sách nhà nước như sau: Các khoản chi trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với chi trả nợ, phải căn cứ vào các nghĩa vụ trả nợ của năm dự toán.
Theo quy định hiện hành, chủ đầu tư không được phép chuyển số tiền do ngân sách nhà nước cấp để thực chủ trương đầu tư ra gửi tại tài khoản của Chủ đầu tư tại ngân hàng đầu tư.