Quy định về thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
Quy định về thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin kính chào LVN Group: Cho tôi hỏi hiện nay doanh nghiệp tôi có đến 6 bản báo cáo tác động môi trường từng dự án đã được phê duyệt và được xác nhận của cơ quan quản lý từ trước năm 2013. Qua kiểm tra cơ quan quản lý yêu cầu doanh nghiệp phải có bản kế hoạch quản lý môi trường theo ĐTM được phê duyệt được niêm yết tại các UBND cấp xã để người dân giám sát. Như vậy doanh nghiệp tôi cần phải làm như thế nào? Xin cảm ơn LVN Group?
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Nghị định 18/2015/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 18/2015/NĐ-CP về thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:
“1. Đối tượng quy định tại Phụ lục I Nghị định này phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
a) Tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại các Điều 14 và Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (xác định theo thẩm quyền phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch) quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược chịu trách nhiệm trước cơ quan xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, các thông tin, số liệu do mình tạo lập trong báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
4. Đối với trường hợp điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và điều chỉnh theo hướng không làm gia tăng hoặc làm gia tăng không đáng kể tác động xấu đến môi trường, cơ quan được giao nhiệm vụ lập hồ sơ điều chỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo xin ý kiến xem xét thay cho việc gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu các văn bản, tài liệu, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; xây dựng, ban hành các hướng dẫn kỹ thuật thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
… “
>>> Luật sư tư vấn về thủ tục đánh giá tác động môi trường qua tổng đài: 1900.0191
Có thể thấy, nếu doanh nghiệp của bạn thuộc đối tượng khi thực hiện dự án đầu tư phải làm thủ tục đánh giá tác động môi trường thì bạn phải làm thủ tục này trước khi tiến hành thực hiện dự án. Và khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì trách nhiệm của doanh nghiệp bạn cần phải làm là lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 18/2015/NĐ-CP về trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt:
“1. Trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh nội dung dự án đầu tư để bảo đảm các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu quy định tại các Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường.
4. Thông báo bằng văn bản đến các tổ chức nơi tiến hành tham vấn, cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm ít nhất mười (10) ngày làm việc. Thời gian vận hành thử nghiệm không quá sáu (06) tháng; việc kéo dài thời gian vận hành thử nghiệm phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
5. Lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước trong trường hợp dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện; thực hiện việc tích nước sau khi được cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, chấp thuận bằng văn bản.
… “.