Quy định của pháp luật về vấn đề minh bạch trong chấp hành ngân sách nhà nước. Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.
Quy định của pháp luật về vấn đề minh bạch trong chấp hành ngân sách nhà nước. Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.
Trước hết về khái niệm minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước. Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niêm minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước. Nhưng qua thực tiễn thực hiện có thể hiểu minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước là: cung cấp một cách đầy đủ kịp thời các thông tin tài chính phải công khai nhưng phải rõ ràng rành mạch thông qua các hình thức mà pháp luật đã quy định như cong bố trong các kỳ họp thường niên, phát hành ấn phẩm, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng,… trừ những tài liệu, số liệu thuộc bí mật nhà nước. Trên thực tế “ minh bạch” luôn đi liền với cụm từ “công khai”. Công khai, minh bạch luôn được sử dụng như một biện pháp hữu hiệu để phòng chống những hành vi tiêu cực trong các hoạt động có tổ chức, đặc biệt là các hoạt động của các cơ quan được trao quyền lực công đặc biệt là trong hoạt động ngân sách nhà nước.
Quy định của pháp luật về vấn đề minh bạch trong chấp hành ngân sách nhà nước
+ Đối với hoạt động thu ngân sách nhà nước: Căn cứ khoản 1 Điều 54 Luật ngân sách nhà nước năm 2002: “ Chỉ cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước ”. Như vậy, thể hiện sự rõ ràng, minh bạch trong việc cơ quan nào mới được thu ngân sách tránh cho việc không rõ ràng trong hoạt động thu ngân sách dẫn tới tình trạng ngân sách thu về không được kiểm soát. Cơ quan thu còn phải phối hợp và chịu sự chỉ đạo kiểm tra của Ủy ban nhân dân, giám sát của Hội đồng Nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc thu nộp ngân sách nhà nước. Như đã phân tích ở trên Hội đồng Nhân dân là cơ quan đại diện cho Nhân dân. Mặt trận tổ quốc Việt Nam đại diện cho các tổ chức đoàn thể, còn Ủy ban nhân dân là “ người” lập dự toán ngân sách nên sẽ nắm rất rõ về tình hình ngân sách nhà nước. Việc nhà làm luật quy định như vậy nhằm tăng cường sự giám sát, tính công khai minh bạch trong hoạt động thu ngân sách, giảm tình trạng tham nhũng, tiêu cực làm thất thoát ngân sách nhà nước.
+ Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi cho Kho bạc Nhà nước. Kho bạc nhà nước có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu này. Quy định này cũng thể hiện tính minh bạch trong hoạt động chi ngân sách nhà nước. Qua việc kiểm tra thì Kho bạc có thể biết được nhu cầu chi ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách là bao nhiêu việc chi này có phù hợp với quy định của pháp luật không.
+ Minh bạch còn thể hiện ở việc huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh. Theo quy định tai Điều 26 của Nghị định số 60/2003/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước năm 2002:
“Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:
1. Khi có nhu cầu huy động vốn đầu tư, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập phương án trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, nội dung phương án phải nêu rõ:
a) Kế hoạch đầu tư 5 năm thuộc nguồn ngân sách cấp tỉnh bảo đảm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Dự án đầu tư đề nghị huy động vốn thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch đầu tư 5 năm đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
c) Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền về dự án đầu tư đề nghị huy động vốn;
d) Hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
đ) Tổng số vốn đầu tư cần huy động và dự kiến nguồn bảo đảm trả nợ của ngân sách cấp tỉnh;
e) Hình thức huy động vốn; khối lượng huy động; lãi suất huy động và phương án trả nợ khi đến hạn;
g) Dư nợ vốn huy động tại thời điểm trình phương án và dư nợ nếu được duyệt phương án bảo đảm không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh, không kể vốn đầu tư bổ sung theo mục tiêu không có tính chất ổn định thường xuyên từ ngân sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh;
h) Cân đối ngân sách cấp tỉnh năm báo cáo và khả năng trả nợ của ngân sách các năm tiếp theo;
i) Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ phương án huy động.
2. Sau khi phương án huy động vốn được Hội đồng nhân dân quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát việc thực hiện và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc huy động vốn của địa phương được thực hiện theo các hình thức phát hành trái phiếu đầu tư theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ và huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Nguồn vốn huy động được hạch toán thu ngân sách cấp tỉnh để chi cho mục tiêu đã định và phải bố trí trong cân đối của ngân sách cấp tỉnh để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.”
>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191
+ Minh bạch còn thể hiện trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước khi có sự thay đổi về thu, chi. Việc thay đổi thu, chi trong năm ngân sách đều được báo cáo lên Ủy ban thường vụ Quốc hôi, Thường trực hội đồng nhân dân hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
+ Định kỳ, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hôi, Ủy ban Nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng Nhân dân; đối với cấp xã, Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng Nhân dân tình hình thực hiện việc tăng thu và tiết kiệm chi, giảm một số khoản chi tương ứng, sắp xếp lại các khoản chi trong dự toán được giao hoặc sử dụng các nguồn dự trữ để đáp ứng nhu cầu chi đột xuất, dự toán thưởng.