Quy định về việc chấp thuận độ cao công trình

Quy định về việc chấp thuận độ cao công trình. Các trường hợp phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình.

Quy định về việc chấp thuận độ cao công trình. Các trường hợp phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình.


1. Cơ sở pháp lý:

– Nghị định số 32/2016/NĐ-CP.

2. LVN Group tư vấn:

Việc xây dựng các công trình ngoài việc tuân theo quy định của pháp luật xây dựng, pháp luật đất đai và các văn bản pháp luạt có liên quan còn phải bảo đảm tuân theo quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hang không theo quy định của Nghị định số 32/2016/NĐ-CP

Điều 9 Nghị định số 32/2016/NĐ-CP thì những công trình, dự án phải được chấp thuận về quản lý độ cao công trình gồm có:

Công trình có độ cao vượt lên khỏi quy hoạch các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay và những công trình nằm trong vùng phụ cận sân bay có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay.

+ Công trình có chiều cao vượt trên khu vực bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không đã được công bố hoặc cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên, nằm ngoài các khu vực, dự án quy hoạch đô thị, không gian đã được các Bộ, ngành, địa phương thống nhất với Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam về độ cao theo quy định.

+ Hệ thống cột treo đèn chiếu sáng ở khu vực tĩnh không đầu các sân bay; tuyến đường dây tải điện cao thế, cáp treo, các trạm thu, phát sóng vô tuyến và các công trình điện gió; công trình nằm trong phạm vi ảnh hưởng và tiếp giáp với các khu vực bố trí trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.

Để được chấp thuận về độ cao đơn vị công trình, cá nhân, tổ chức có nhu cầu phải thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận độ cao công trình.

Trước hết, cá nhâ, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đề nghị gồm có:

+ Văn bản đề nghị chấp thuận độ cao công trình thực hiện theo Mẫu số 01-ĐNCTĐC (đối với tổ chức) và Mẫu số 02-ĐNCTĐC (đối với cá nhân) tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP.

+ Bản sao bản đồ hoặc sơ đồ không gian, vị trí khu vực xây dựng công trình có đánh dấu vị trí xây dựng công trình;

+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Địa chỉ nhận hồ sơ:  Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam;

– Phương thức gửi: bưu điện / trực tiếp

Sa khi nhận được hồ sơ hợp lệ nêu trên, Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận độ cao công trình, đồng thời thông báo cho cơ quan cấp phép xây dựng của địa phương, Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Cảng Vụ hàng không khu vực và các cơ quan, đơn vị + 15 ngày làm việc đối với các dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị, khu nhà ở cao tầng, khu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, hệ thống cột treo đèn chiếu sáng ở khu vực tĩnh không đầu các sân bay và các công trình được quy định thuộc đối tượng phải xin chấp thuận.

quy-dinh-ve-viec-chap-thuan-do-cao-cong-trinhquy-dinh-ve-viec-chap-thuan-do-cao-cong-trinh

>>> LVN Group tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.0191

+ 20 ngày làm việc đối với các dự án xây dựng khu kinh tế, khu đặc thù, khu công nghiệp cao;

+ 30 ngày làm việc đối với các dự án cáp treo, đường dây tải điện cao thế có chiều dài dưới 100 km, hệ thống các trạm thu, phát sóng vô tuyến số lượng từ 10 đến 50 trạm;

+ 45 ngày làm việc đối với các dự án đường dây tải điện cao thế có chiều dài trên 100 km, hệ thống các trạm thu, phát sóng vô tuyến số lượng trên 50 trạm.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận độ cao công trình để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp không chấp thuận về độ cao công trình, trong thời hạn 10 ngày, Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu có văn bản thông báo, nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chấp thuận độ cao công trình biết.

Nội dung cơ bản của văn bản chấp thuận độ cao công trình gồm:

+ Tên, tính chất, quy mô công trình;

+ Chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình;

+ Vị trí công trình: Địa chỉ hành chính, tọa độ địa lý theo hệ tọa độ WGS-84 (theo kinh độ, vĩ độ thuộc độ, phút, giây), và VN 2000 nếu công trình nằm ngoài khu vực lân cận sân bay;

+ Độ cao tối đa của công trình được phép xây dựng so với cốt đất tự nhiên hoặc so với mực nước biển trung bình;

+ Hướng dẫn cảnh báo hàng không;

+ Thời hạn có hiệu lực của văn bản chấp thuận độ cao của công trình;

+ Các Điểm lưu ý khác (nếu có).

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com