Quyền của người lập di chúc

Bài viết phân tích các quyền của người lập di chúc theo quy định tại Điều 648 “Bộ luật dân sự 2015”.

Người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và cho họ hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình. Nếu trong di chúc có nhiều người, mỗi người được hưởng bao nhiêu phụ thuộc vào ý chí của người có tài sản. Người có tài sản thể hiện ý chí của mình, nhưng ý chí đó có được thực hiện hay không phụ thuộc vào hình thức biểu lộ ý chí.

Người lập di chúc là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi, theo quy định tại Điều 648 “Bộ luật dân sự 2015” thì có các quyền sau đây :

Thứ nhất, Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào.Người được nhận di sản có thể là cá nhân trong hay ngoài diện thừa kế theo quy định của pháp luật hoặc cũng có thể là nhà nước,tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội… Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật như: (cha,mẹ, vợ, chồng, con, anh, em ruột…) mà không nhất thiết phải nêu lí do,người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo pháp luật không được hưởng di sản thừa kế của mình.

Thứ hai, Phân định phần di sản cho từng người thừa kế

Phân định di sản cho người thừa kế trong trường hợp có nhiều người cùng được thừa kế. Người lập di chúc có quyền phân chia di sản cho mỗi người không nhất thiết phải ngang bằng nhau và không cần phải nêu lí do nếu không phân định.

Thứ ba, Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

Người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản của mình để thực hiện việc di tặng hay thờ cúng theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản

Người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cụ thể cho người thừa kế( như giao cho người thừa kế được hưởng một căn nhà nhưng phải để cho một người bạn thân tàn tật mà trước đây vẫn sống nương nhờ vào người để lại di sản hoặc ở nhờ một phần căn nhà cho đến khi người đó chết; hoặc giao cho người thừa kế phải trả một món nợ mà người để lại di sản chưa trả

Người lập di chúc có thể giao cho nghĩa vụ cho người mà không cho họ hưởng di sản. Trong trường hợp này không bắt buộc người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó. Nếu giao nghĩa vụ và cho hưởng di sản thì người được giao nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản được hưởng đó.

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Thứ năm, Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản

BLDS quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản. Việc chỉ định những người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản là hoàn toàn theo ý chí tự nguyện của người lập di chúc. Người lập di chúc có thể cử một người vừa giữ di chúc, đồng thời vừa quản lí di sản và phân chia di sản. Nhưng người lập di chúc vẫn có thể cử nhiều người mỗi người làm một việc riêng.

Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, người được chỉ định có thực hiện hay không tùy thuộc vào ý chí chủ quan của họ. Đây không phải là nghĩa vụ pháp lí mà nó biểu hiện tinh thần tự nguyện, đoàn kết giúp đỡ người khác.

Thứ sáu, Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy di chúc

Sửa đổi di chúc là việc mà người lập di chúc thay thế một phần quyết định cũ của mình đối với các phần trong di chúc trước đó. Thông thường sự sửa đổi di chúc đã lập biểu hiện ở những mặt sau đây:

– Sửa đổi người được hưởng thừa kế

– Sửa đổi về quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế

– Sửa đổi về câu chữ

Bổ sung di chúc: Người lập di chúc có quyền “ bổ sung” di chúc đã lập. Phần bổ sung là phần thêm vào nội dung của di chúc. 

Cũng như việc sửa đổi di chúc, phần bổ sung cũng có thể không hợp pháp nếu như lúc bổ sung di chúc người đó không còn minh mẫn hoặc nội dung của nó trái với pháp luật, đạo đức xã hội.

Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc, mà phần di chúc bổ sung vẫn hợp pháp thì di chúc đã lập và phần di chúc bổ sung đều có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, có những trường hợp “Nếu phần di chúc đã lập và phần di chúc bổ sung mâu thuẫn với nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật”.

Thay thế di chúc là việc người để lại di sản lập di chúc khác thay thế cho di chúc cũ vì họ cho rằng những quyết định của mình trong di chúc trước không còn phù hợp với ý chí của họ nữa. Do đó,di chúc trước coi như không có, vì chính người lập di chúc hủy bỏ nếu như việc thay thế di chúc trong lúc hốc minh mẫn sáng suốt. Nên một người lập nhiều di chúc vào các thời điểm khác nhau mà nội dung của các di chúc không phủ định lẫn nhau trong trường hợp này tất cả di chúc đều có hiệu lực. Ngược lại, nếu nội dung phủ định nhau thì coi đó là thay thế di chúc.

Hủy bỏ di chúc là việc người để lại thừa kế từ bỏ di chúc của mình bằng cách không công nhận di chúc do mình lập ra là có giá trị. Trường hợp này được coi là không có di chúc. Do vậy, di sản thừa kế sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Việc hủy bỏ di chúc có thể được thực hiện dưới các hình thức sau.

– Người lập di chúc tự tiêu hủy tất cả di chúc đã lập

– Người lập di chúc lập một di chúc khác tuyên bố hủy di chúc đã lập.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com